Việc thành lập ngân sách xã nhằm đáp ứng yêu cầu củng cố chính quyền nhân dân ở cấp cơ sở đồng thời chấn chỉnh công tác tài chính ở xã, tránh việc huy động tùy tiện và sử dụng lãng phí tài sản của nhân dân. Việc thi hành các biện pháp nói trên để góp phần tích cực vào việc đảm bảo nhu cầu ngày càng lớn của kháng chiến, thực hiện khẩu hiệu của chiến tranh nhân dân là "toàn dân tham gia, toàn dân đóng góp". Tãm l¹i, việc thi hành chính sách tài chính có nhiều thiếu sót: huy động còn bình. | đã tích cực thu mua nắm nguồn hàng, do đó, năm 1953 số lâm thổ sản thu mua được trị giá bằng tấn thóc tăng 59.% so với 1952, số hàng xuất khẩu vào vùng địch kiểm soát trong 9 tháng đầu năm 1953 tăng 44% so với cuối năm 1952. Do sự phối hợp chặt chẽ giữa mậu dịch, ngân hàng và tài chính nên tuy lượng tiền phát hành năm 1951 tăng 7 lần so với năm 1950, nhưng tiền phát ra lại được thu về qua thuế và qua mậu dịch. Đồng thời thuế nông nghiệp thu bằng thóc nên Nhà nước không phải mua ở thị trường như trước đây. Vì vậy, từ những tháng cuối năm 1951 trở đi mức độ tăng giá hàng đã có phần chậm lại. Tính chung, nếu năm 1951 vật giá tăng 4 lần so với năm 1950 thì đến 1953 chỉ tăng 1,15 lần so với năm 1952, "đã giữ được mức giá không lên quá cao so với số giấy bạc đã phát hành" (Báo cáo trình bày trước Hội nghi lần thứ tư của Trung ương Đảng khóa II). Như vậy là ngay trong thời kỳ đầu, số cửa hàng mậu dịch quốc doanh còn ít, hàng hóa chưa nhiều, mặt hàng chưa phong phú, song đã có tác dụng nhất định trong việc đấu tranh với tư thương, hạn chế đầu cơ nâng giá, làm cho vật giá đi