Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc dịch 2 Tôi trích dẫn hết đoạn này để khẳng định rằng Gustave Le Bon thực sự coi một người trong đám đông là nằm trong tình trạng bị thôi miên chứ không phải là so sánh với người một người như vậy. Chúng tôi không thấy có gì mâu thuẫn ở đây cả, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng hai nguyên nhân sau của sự thay đổi của cá nhân trong đám đông, khả năng bị lây nhiễm và khả năng bị thôi miên, chắc. | Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc dịch 2 Tôi trích dẫn hết đoạn này để khẳng định rằng Gustave Le Bon thực sự coi một người trong đám đông là nằm trong tình trạng bị thôi miên chứ không phải là so sánh với người một người như vậy. Chúng tôi không thấy có gì mâu thuẫn ở đây cả chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng hai nguyên nhân sau của sự thay đổi của cá nhân trong đám đông khả năng bị lây nhiễm và khả năng bị thôi miên chắc chắn là không có giá trị như nhau bởi vì khả năng bị lây nhiễm cũng là biểu hiện của khả năng bị thôi miên. Hình như Le Bon cũng không phân biệt rõ ảnh hưởng của hai nguyên nhân ấy. Có thể chúng ta sẽ giải thích ý kiến của ông một cách rõ ràng hơn nếu chúng ta coi khả năng bị lây nhiễm là ảnh hưởng qua lại của các thành viên trong đám đông với nhau trong khi các biểu hiện ám thị liên quan đến hiện tượng thôi miên lại có nguồn gốc khác. Nguồn gốc nào Chúng tôi cảm thấy ở đây có sự thiếu sót vì một trong những thành phần chính của tác động mà cụ thể là người đóng vai trò ông thày thôi miên quần chúng đã không được Le Bon nhắc tới trong tác phẩm của mình. Tuy nhiên ông đã phân biệt được cái ảnh hưởng ghê gớm còn chưa rõ là gì đó với tác động của lây nhiễm do người nọ truyền cho người kia và vì vậy mà tác động ám thị khởi thủy được tăng cường hơn lên. Le Bon còn đưa ra một luận điểm quan trọng để đánh giá về cá nhân tham gia vào đám đông. Như vậy là khi tham gia vào đám đông có tổ chức mỗi người đã tụt xuống một vài nấc thang của nền văn minh. Khi đứng một mình có thể anh ta là người có văn hóa nhưng trong đám đông anh ta là một gã mọi rợ nghĩa là một sinh vật hành động theo bản năng. Anh ta có xu hướng dễ bộc phát hung hãn độc ác nhưng cũng dễ có những hành động hăng hái anh hùng như những người tiền sử. Do tham gia vào đám đông mà người ta trở nên kém cỏi hẳn trong hoạt động trí tuệ 2 . trang 170 . Bây giờ chúng ta hãy để cá nhân sang một bên và quay lại với mô tả tâm hồn tập thể do Le Bon phác hoạ. Trong lĩnh vực này