Duy Tân (1900 - 1945)

Vua Duy Tân sinh ngày 19-9-1900, con trai thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Ðịnh. Vua Thành Thái rất đông con, đáng lẻ phải chọn người con trưởng kế vị, nhưng Pháp sợ Vua trưởng thành khó sai khiến nên phải tìm chọn một người càng nhỏ tuổi càng hay. Hôm Khâm sứ Lévecque cầm danh sách các Hoàng tử con Vua Thành Thái vào Hoàng cung chọn vua, trong lúc điểm danh thì thiếu mất «mệ Vĩnh San». Triều đình hốt hoảng chạy đi kiếm thì thấy Vĩnh San đang chui dưới gầm giường. | Duy Tân 1900 - 1945 Vua Duy Tân sinh ngày 19-9-1900 con trai thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Định. Vua Thành Thái rất đông con đáng lẻ phải chọn người con trưởng kế vị nhưng Pháp sợ Vua trưởng thành khó sai khiến nên phải tìm chọn một người càng nhỏ tuổi càng hay. Hôm Khâm sứ Lévecque cầm danh sách các Hoàng tử con Vua Thành Thái vào Hoàng cung chọn vua trong lúc điểm danh thì thiếu mất mệ Vĩnh San . Triều đình hốt hoảng chạy đi kiếm thì thấy Vĩnh San đang chui dưới gầm giường bắt dế. Vĩnh San bị lôi ra mặt mày lem luốt quần áo ướt nhẹp vì mồ hôi. Không kịp đưa về nhà tắm rửa bọn thị vệ đưa ngay Vĩnh San ra trình diện quan Pháp. Mới trông thấy Vĩnh San các quan Pháp vừa ý ngay vì theo họ đứa bé mặt mày dơ tèm lem có vẻ nhút nhát và đần độn chắc dễ sai khiến sau nầy. Thế là Pháp chọn Vĩnh San làm Vua mới 7 tuổi đầu. Triều đình thấy Vua nhỏ bèn xin tăng thêm một tuổi thành tám. Nghĩ tình Vua Thành Thái suốt đời ước nguyện đổi mới mà không làm được nên những người phò tá còn chút quyền hành đã lấy niên hiệu cho người nối nghiệp là Duy Tân. Ngay sau lễ Tôn Vương một ngày 5-9-1907 vua Duy Tân đã tỏ ra khác hẳn hôm qua Vua không hề có một cử chỉ nhúc nhát sợ Tây ông tiếp quan toàn quyền Đông Dương thẳng bằng tiếng Pháp. Một nhà báo Pháp đã thuật lại là . .Một ngày lên ngai vàng đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của cậu bé lên tám . Để kiểm soát vua Pháp đã bày ra những việc sau -Lập một phụ chính gồm sáu ông đại thần là Tôn Thất Hân Nguyễn Hữu Bài Huỳnh Côn Miên Lịch Lê Trinh và Cao Xuân Dục để cai trị nước Nam dưới sự điều khiển của Khâm sứ Pháp. -Đưa ông Ebérhard một tiến sĩ sinh học qua dạy cho Vua Duy Tân học khoa học có sách nói mục đích là để theo dõi những hành động của Vua Duy Tân . Khoảng năm 1912 ông Mahé lên làm Khâm sứ Pháp ở Huế. Mới lên khâm sứ ít lâu ông ta đã mở một chiến dịch tìm vàng ráo riết. Mahé lấy tượng vàng đúc từ thời Nguyễn Phúc Chu đầu thế kỷ thứ 18 trên tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ đào mả lăng Vua Tự Đức để tìm vàng và đào xới lung tung

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.