Năm Mậu Dần lịch sử của xứ Đồng Nai: Danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh với chuyến kinh lược năm Mậu Dần lịch sử Năm 1698, trở thành một mốc lịch sử quan trọng đối với vùng đất Nam bộ nói chung và Đồng Nai nói riêng. | Nguyên Hữu Cảnh Năm Mậu Dần lịch sử của xứ Đồng Nai Danh tướng Nguyên Hữu Cảnh với chuyến kinh lược năm Mậu Dần lịch sử Năm 1698 trở thành một mốc lịch sử quan trọng đối với vùng đất Nam bộ nói chung và Đồng Nai nói riêng. Đó là khởi điểm cho một vùng đất chính thức hóa trong sự quản lý của một thể chế nhà nước mà cụ thể là sát nhập vào xứ Đàng Trong thời các chúa Nguyễn. Những ghi chép trong tác phẩm Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức cho biết Mùa xuân năm Mậu Dần 1698 đời vua Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh sang kinh lược Cao Miên lấy đất Nông Nại đặt làm Gia Định phủ lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long dựng dinh Trấn Biên lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình dựng dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh đặt chức Lưu thư Cai bộ và Ký lục để quản trị nha thuộc có hai tý xá lại để làm việc quân binh thì có cơ đội thuyền thủy bộ tinh binh và thuộc binh để hộ vệ. Đất đai mở rộng dặm dân số hơn 4 vạn hộ chiêu mộ lưu dân từ Bố Chính Châu trở vào Nam đến ở khắp nơi đặt ra phường ấp xã thôn chia cắt địa phận mọi người phân chiếm ruộng đất chuẩn định thuế đinh điền và lập bộ tịch đinh điền. Từ đó con cháu người tàu ở nơi Trấn Biên thì lập xã Thanh Hà ở nơi Phiên Trấn thì lập xã Minh Hương rồi ghép vào sổ hộ tịch 1 . Mặc dầu sử sách ghi chép vắn tắt song chắc chắn rằng những công việc mà thống suất Nguyễn Hữu Cảnh thực thi trong chuyến kinh lược đầy phức tạp khó khăn có ý nghĩa vô cùng quan trọng thiết thực cho công việc quản lý phát triển vùng đất mới ở Phương Nam của đất nước. Với tầm nhìn chiến lược định hướng phát triển bằng những cụ thể về hành chính kinh tế quân sự chính sách an dân hòa hợp với lợi ích dân tộc. Nguyễn Hữu Cảnh là người có công lao to lớn trong việc hoàn tất về mặt pháp lý trước một sự thể Dân khai mở trước nhà nước quản lý sau ở vùng Đồng Nai - Gia Định mở mang biên cương lãnh thổ nước Việt trong một thời kỳ lịch sử đầy biến động vào nửa cuối thể kỷ XVII. Vùng đất Đồng Nai - Gia Định vào thế kỷ XVI vẫn