Kỷ niệm100 năm Phong trào chống Thuế Nghệ Tĩnh: Đúng 100 năm trước, năm 1908, một cuộc vận động quần chúng có ảnh hưởng vang dội là Phong trào “khiếu sưu” tức xin giảm sưu thuế đã nổ ra tại nhiều tỉnh Trung Kỳ. Tại hai địa bàn trung tâm của nó là Quảng Nam và Quảng Ngãi, nhiều năm qua, phong trào này đã được giới sử học nghiên cứu khá tỉ mỉ. Nhưng giai đoạn sau của phong trào, khi lan ra tới Thanh - Nghệ - Tĩnh, thì còn ít người chú ý, ngoài vài dòng. | Nguyên Hàng Chi Kỷ niệmioo năm Phong trào chống Thuế Nghệ Tĩnh Đúng 100 năm trước năm 1908 một cuộc vận động quần chúng có ảnh hưởng vang dội là Phong trào khiếu sưu tức xin giảm sưu thuế đã nổ ra tại nhiều tỉnh Trung Kỳ. Tại hai địa bàn trung tâm của nó là Quảng Nam và Quảng Ngãi nhiều năm qua phong trào này đã được giới sử học nghiên cứu khá tỉ mỉ. Nhưng giai đoạn sau của phong trào khi lan ra tới Thanh - Nghệ - Tĩnh thì còn ít người chú ý ngoài vài dòng ghi chép sơ sài của Huỳnh Thúc Kháng Phan Châu Trinh trong các tác phẩm của các cụ viết về thời kỳ này có lẽ do các cụ bị bắt trước khi phong trào bùng lên ở xứ Nghệ nên không có tư liệu nhiều chăng . Vậy mà trên thực tế mảnh đất Nghệ-Tĩnh với truyền thống đấu tranh quật cường - song đôi lúc không khỏi cực đoan - đã làm cho phong trào có thêm những sắc thái ý nghĩa mới mẻ. Nghệ-Tĩnh quê hương của Phan Bội Châu người cầm đầu khuynh hướng bạo động ở Việt Nam đầu thế kỷ XX là một địa bàn chiến lược của Hội Duy Tân. Trong lúc tập trung mọi cố gắng đưa người xuất dương học tập để chuẩn bị võ trang bạo động Phan Bội Châu vẫn không từ bỏ những hình thức hoạt động vốn được coi là đặc trưng của khuynh hướng cải cách ôn hòa. Trên đất Nghệ-Tĩnh lúc đó bên cạnh các hội nông hội thương có vẻ hiền lành như hội buôn Mộng Hanh của Lê Văn Huân ở chợ Trổ Đức Thọ hội buôn Lê Đình Phương Tú Phương ở phố Xuân Tân Can Lộc Trại Cày của Nguyễn Phi Tạo ra đời muộn hơn ở dưới chân núi Hồng Can Lộc . còn có Triêu Dương thương quán của Ngô Đức Kế và Đặng Nguyên Cẩn ở Vinh được thành lập với sự thỏa thuận của Phan Bội Châu. Vì thế có thể nói Nghệ-Tĩnh là địa bàn mà giữa bạo động và duy tân có mối liên hệ đan xen khăng khít chứ không tách riêng thậm chí chống đối lẫn nhau. Đó là ý kiến gần như thống nhất giữa nhiều học giả từ Huỳnh Thúc kháng một người trong cuộc trong cuốn Vụ kháng thuế ở Trung Kỳ năm 1908 đến Nguyễn Văn Xuân một cây bút miền Nam trước 1975 trong cuốn Phong trào Duy tân 1970 . Cũng khác với các địa phương ngay trước khi .