Huỳnh Thúc Kháng

Vừa qua các báo đã đưa tin hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi tổ chức lễ viếng mộ và tưởng niệm Huỳnh Thúc Kháng nhân kỷ niệm 60 năm ngày mất của ông (1947- 2007). Đây là ý kiến của riêng tôi: Lễ tưởng niệm một bậc chí sĩ như vậy lẽ ra nên làm ở tầm quốc gia, chứ không phải ở mức vài tỉnh lẻ. Huỳnh Thúc Kháng, cùng với Phan Châu Trinh và Trần Quý Cáp, là nhân vật của nhóm “Bộ ba Quảng Nam” nổi tiếng, chủ xướng phong trào Duy Tân đặc sắc. | Huỳnh Thúc Kháng Vừa qua các báo đã đưa tin hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi tổ chức lễ viếng mộ và tưởng niệm Huỳnh Thúc Kháng nhân kỷ niệm 60 năm ngày mất của ông 1947- 2007 . Đây là ý kiến của riêng tôi Lễ tưởng niệm một bậc chí sĩ như vậy lẽ ra nên làm ở tầm quốc gia chứ không phải ở mức vài tỉnh lẻ. Huỳnh Thúc Kháng cùng với Phan Châu Trinh và Trần Quý Cáp là nhân vật của nhóm Bộ ba Quảng Nam nổi tiếng chủ xướng phong trào Duy Tân đặc sắc trong thập kỷ đầu của thế kỷ XX đưa đến cuộc Trung Kỳ Dân Biến chấn động năm 1908 một trong những cuộc nổi dậy bạo lực của quần chúng rộng rãi và quan trọng nhất trước Cách mạng Tháng Tám 1945. Sau cuộc Dân biến này Trần Quý Cáp bị chém ở Khánh Hoà. Phan Châu Trinh bị đày đi Côn Đảo về sau thoát ra được do phong trào đấu tranh của các lực lượng tiến bộ trong nước và ở Pháp là người đầu tiên chủ trương phải sang tận đất Pháp tìm liên kết với các lực lượng tiến bộ ở chính quốc để mưu đồ sự nghiệp cứu nước. Năm 1925 ông trở về nước và chỉ 6 tháng sau qua đời ở Sài Gòn do kiệt sức suốt những năm bôn ba vì sự nghiệp dân tộc. Người duy nhất còn lại trong Bộ ba lừng danh này cho đến sau Cách mạng Tháng Tám là Huỳnh Thúc Kháng. Ông cũng bị đày đi Côn Đảo cùng với Phan Châu Trinh ở Côn Đảo lâu hơn sau được trở về cũng do đấu tranh của các lực lượng tiến bộ trong nước và quốc tế. Trở về ông lập tức tiếp tục hoạt động với tư cách một nhà cách mạng công khai như chính lời ông tuyên bố. Năm 1926 ông làm Chủ tịch Viện Dân biểu Trung Kỳ nhưng chẳng bao lâu sau đó đã từ chức vì nhận thấy ở vị trí này không thể thực hiện được những điều mình vẫn đeo đuổi. Ông quyết định chuyển sang làm báo. Và vị nhà nho uyên thâm ấy lập tức trở thành một nhà báo hiện đại cực kỳ xuất sắc. Dường như từ những ngày ở tù ông đã tự chuẩn bị mình cho công việc mới mẻ này. Người ta bảo rằng ở Côn Đảo Huỳnh Thúc Kháng đã luyện tiếng Pháp bằng cách học thuộc lòng cả cuốn từ điển Larousse . Ngày 10 tháng 8 năm 1926 tờ báo Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng ra đời ở Huế. .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.