Chu Văn An (1292 - 1370)

Trần vãn thử hà thời, dục vịnh đại phi hiền giả lạc Phượng sơn tồn ẩn xứ, trĩ lưu trường ngưỡng triết nhân phong. (Cuối Trần đó là thời nào, ngâm vịnh rong chơi đâu phải thú vui hiền giả. Non phượng còn dấu nơi ẩn, núi sông mãi mãi ngắm nhìn phong cách triết nhân). Đó là đôi câu đối mà người đời mãi mãi còn truyền tụng để tỏ lòng mến phục đối với Chu Văn An - nhà Nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối thời Trần. Chu Văn An tên hiệu là Tiều. | Chu Văn An 1292 - 1370 Trần vãn thử hà thời dục vịnh đại phi hiền giả lạc Phượng sơn tồn ẩn xứ trĩ lưu trường ngưỡng triết nhân phong. Cuối Trần đó là thời nào ngâm vịnh rong chơi đâu phải thú vui hiền giả. Non phượng còn dấu nơi ẩn núi sông mãi mãi ngắm nhìn phong cách triết nhân . Đó là đôi câu đối mà người đời mãi mãi còn truyền tụng để tỏ lòng mến phục đối với Chu Văn An - nhà Nho nhà hiền triết nhà sư phạm mẫu mực cuối thời Trần. Chu Văn An tên hiệu là Tiều ẩn tên chữ là Linh Triệt người làng Văn Thôn xã Quang Liệt huyện Thanh Đàm nay là huyện Thanh Trì - Hà Nội . Theo thần tích đình làng Thanh Liệt nơi thờ ông làm thành hoàng thì ông sinh năm Nhâm Thìn 1292 và mất năm Canh Tuất 1370 . Chu Văn An ngay từ hồi còn trẻ đã nổi tiếng là một người cương trực sửa mình trong sạch giữ tiết tháo không cầu danh lợi chỉ ở nhà đọc sách. Khi thi đỗ Thái học sinh ông không ra làm quan mà trở về mở trường dạy học ở quê nhà. Học trò nhiều nơi tìm đến theo học rất đông. Trong số môn đệ ông có nhiều người thành đạt thi đỗ ra làm quan to trong triều như Phạm Sư Mạnh Lê Quát khi về thăm thầy vẫn giữ lễ được thầy nói chuyện ít lời thì rất lấy làm mừng. Có những học trò cũ không tốt ông thẳng thắn quở trách thậm chí quát mắng không cho gặp. Tính nghiêm nghị tư cách thanh cao và học vấn sâu rộng làm cho tiếng tăm ông ngày càng lan xa. Đức độ và uy tín của ông như vậy khiến cho học trò đến theo học càng nhiều và có đủ các loại. Một huyền thoại vẫn được lưu truyền nói về ngôi trường và nhân cách đạo đức của ông như sau Tương truyền khi Chu Văn An mở trường dạy học ở quê nhà có nhiều học trò tìm đến theo học. Trong số này có một người sáng nào cũng đến thật sớm nghe giảng. Thầy dạy khen là chăm chỉ nhưng không rõ tông tích ở đâu. ông bèn cho người dò xem thì cứ đến khu đầm Đại khu đầm lớn hình vành khuyên nằm giữa các làng Đại Từ Tứ Kỳ Huỳnh Cung thì biến mất. Ông biết là thần nước. Gặp lúc đại hạn kéo dài giảng bài xong ông tụ tập các trò lại hỏi xem ai có tài thì làm mưa giúp dân giúp

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.