Lịch sử thi cử Việt Nam – PHẦN 3

Phan Chu Trinh xuất thân Nho học, đỗ Tiến sĩ, mà lên án Hán học rất nặng lời : "Bất phế Hán tự, bất túc dĩ cứu Nam quốc !" (không bỏ chữ Hán thì không cứu được nước Nam). Phương Sơn sửa lại : "Bất chấn Hán học, bất túc dĩ cứu Nam quốc" (không chấn hưng Hán học thì không cứu được nước Nam). Khoa cử hủ bại, chúng tôi đồng ý về điều ấy, còn Hán học đã đào tạo ra biết bao anh hùng, liệt sĩ thì sao ta lại phế bỏ đi? (21). Huỳnh. | Lịch sử thi cử Việt Nam PHẦN 3 Phan Chu Trinh xuất thân Nho học đỗ Tiến sĩ mà lên án Hán học rất nặng lời Bất phế Hán tự bất túc dĩ cứu Nam quốc không bỏ chữ Hán thì không cứu được nước Nam . Phương Sơn sửa lại Bất chấn Hán học bất túc dĩ cứu Nam quốc không chấn hưng Hán học thì không cứu được nước Nam . Khoa cử hủ bại chúng tôi đồng ý về điều ấy còn Hán học đã đào tạo ra biết bao anh hùng liệt sĩ thì sao ta lại phế bỏ đi 21 . Huỳnh Thúc Kháng 1876-1948 tuy kết tội Khoa cử nhưng công nhận phần lớn lỗi ở người học đạo không đến nơi Mình nhận lối học Khoa cử cùng lối học Tống Nho làm lối học Khổng Mạnh chính là chỗ hư chỗ hở của người Tầu mà mình bắt chước . Rõ ràng Huỳnh Thúc Kháng chỉ phê bình lối học tầm chương trích cú chứ không nói trùm lấp cả lối kén người bằng thi cử và chính ông đã ca tụng cái học cùng Khoa cử đời Trần nhìn nhận nó gần chánh đạo. Lại cũng chính ông nghiêm khắc lên án thái độ của một số người theo Tân học Chẳng qua ngày trước nói Khổng Mạnh thì ngày nay thay vào Hi lạp La mã Mạnh đức thư cưu Montesquieu Lư thoa Rousseau đổi cái chi hồ dã giả bước sang a b c d . Phan Chu Trinh còn gay gắt hơn Ngày trước học chữ Hán thì làm hủ Nho ngày nay học Tây thì làm hủ Âu 22 . Thế là thế nào Khoa cử đã bị bãi bỏ chương trình cải cách đã được áp dụng tại sao hai vị còn chưa vừa lòng - Ày là vì cả hai đều nhận ra cái cái óc học để làm quan của ta vẫn còn và cái óc ấy không hẳn là độc quyền của Hán học và Khoa cử. Người ta thích làm quan để được giàu sang trọng vọng. Xưa kia các bà các cô có phải chỉ tham cái bút cái nghiên suông đâu Tham là tham một bước lên quan khi anh Đồ thi đỗ đấy chứ. Bởi thế khi Khoa cử tàn các cô bèn xếp bút nghiên lại không phải để lên đường tranh đấu mà là để tuyên bố Phi Cao đẳng bất thành phu phụ Ta chê Khoa cử thực ra là chê cái học thiếu thực dụng chứ còn cách dùng thi cử để kén nhân tài thì ngày nay trên khắp thế giới vẫn phải dùng đến. Khoa cử tương đối công bằng và bình đẳng ít ra cũng hơn chế độ con vua thì lại làm vua . .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.