LỊCH SỬ TRƯỜNG CHU VĂN AN

Vào dịp 100 năm trường trung học Bưởi- Chu Văn An, tôi cũng muốn được góp một lời chứng về trường này tuy tôi chỉ là học sinh cũ của trường Chu Văn An ở Hà Nội non 3 tháng, vào mùa thu năm 1946, trước khi trường đóng cửa tản cư, vì Toàn quốc kháng chiến. Việc này tôi sẽ kể dưới đây. Nhưng trước hết, xin tóm tắt đôi lời về gốc gác của trường này. Tôi ghi trong chú thích (1) một số mốc thời gian, vì có liên quan đến sự thăng trầm của trường. | LỊCH SỬ TRƯỜNG CHU VĂN AN Vào dịp 100 năm trường trung học Bưởi- Chu Văn An tôi cũng muốn được góp một lời chứng về trường này tuy tôi chỉ là học sinh cũ của trường Chu Văn An ở Hà Nội non 3 tháng vào mùa thu năm 1946 trước khi trường đóng cửa tản cư vì Toàn quốc kháng chiến. Việc này tôi sẽ kể dưới đây. Nhưng trước hết xin tóm tắt đôi lời về gốc gác của trường này. Tôi ghi trong chú thích 1 một số mốc thời gian vì có liên quan đến sự thăng trầm của trường Bưởi- Chu Văn An. Khởi thủy dưới thời thuộc Pháp bảo hộ ngày 9 12 1908 viên Toàn quyền Đông Dương A. Klobukowski ký nghị định thành lập trường Thành Chung Bảo hộ -tên Pháp là College du Protectorat - đặt tại Hà Nội từ sự hợp nhất của trường Thông ngôn Hà Nội trường Sư phạm Hà Nội và trường Jules Ferry ở Nam Định. Theo văn bản này trường gồm 2 cấp một cấp tiểu học 4 năm và một cấp cao hơn - tiếng Pháp trong văn bản gọi bằng một tên khá mơ hồ là Grand College tiếng Việt Nam không có trong văn bản chính thức gọi là Thành chung -cấp này 5 năm gồm 3 năm học chung và 2 năm cuối được chia thành 4 ban sư phạm hành chính kỹ thuật thương mại tùy theo hướng nghề nghiệp của học sinh. Vì trụ sở của trường được xây dựng ở vùng Kẻ Bưởi ven hồ Tây nên được quen gọi là trường Bưởi. Đến năm 1917 khóa học Thành chung rút lại còn 4 năm 2 . Có lẽ vào khoảng năm 1924 bãi bỏ cấp Tiểu học trong trường và mở lớp cao hơn Thành chung thêm 3 năm để thi bằng Tú tài bản xứ tương đương với tú tài Pháp và từ đó được gọi là Lycée du Protectorat trường Trung học Bảo hộ . Năm 1943 Chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng do quân Nhật đang chiếm đóng Đông Dương máy bay Đồng Minh thực chất là Mỹ ném bom Hà Nội và một số thành phố. Các trường học sơ tán các lớp cấp Thành chung của trường dọn về Phúc Nhạc ở Ninh Bình và các lớp cấp Tú tài dọn vào Thanh Hóa và một bộ phận nhỏ vào Hà Đông. Sau cuộc đảo chính 9 3 1945 quân đội Nhật lật chính quyền Pháp ở Đông Dương và sau khi thành lập chính phủ Trần Trọng Kim ngày 12 6 1945 Khâm sai Bắc bộ Phan Kế Toại ra

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.