Lam Sơn Thực Lục

Vua Thái-tổ Cao-Hoàng-đế của ta, ứng Trời, thuận người, nhân thời mở vận, khởi nghĩa ở núi Lam, quét nhanh lũ giặc Minh. Kịp khi Kiền-khôn đã trở lại như cũ, Vũ-trụ đã thay-đổi sang mới, khi ấy mới làm sách "Thực lục". Trong đó: nào ý trời xui-khiến, nào việc người chăm-nom; nào vì nghĩa cất quân; nào ra nguy vào hiểm; nào khi lấy ít địch nhiều; nào khi lấy thực đánh hư; nào khi làm giấy tờ phản-gián để quấy-rối tình giặc; nào khi lấy lời-lẽ phủ-dụ để yên-ủi lòng dân. Rồi ra, trăm trận đánh, trăm trận thắng, | Nguyễn Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựa Lam Sơn Thực Lục Thế Kỷ 15 (1431) Tựa sách: Lam Sơn Thực Lục Năm Soạn giả: Nguyễn Trãi (biên soạn), Lê Lợi (đề tựa) 1431 Dịch giả: Bảo Thần 1944 Nhà xuất bản: Tân Việt (in lần thứ 3) 1956 Chuyển sang ấn bản điện tử bởi: Công Đệ, Tuyết Mai, Doãn Vượng, Lê Bắc 2001 Điều hợp: Lê Bắc - bacle@ 2001 3 Lam Sơn Thực Lục - Tựa Lam-sơ n Thự c Lụ c Tựa (Khi sửa lại bộ Lam-sơn thực lục) Vua Thái-tổ Cao-Hoàng-đế của ta, ứng Trời, thuận người, nhân thời mở vận, khởi nghĩa ở núi Lam, quét nhanh lũ giặc Minh. Kịp khi Kiền-khôn đã trở lại như cũ, Vũ-trụ đã thay-đổi sang mới, khi ấy mới làm sách "Thực lục". Trong đó: nào ý trời xui-khiến, nào việc người chăm-nom; nào vì nghĩa cất quân; nào ra nguy vào hiểm; nào khi lấy ít địch nhiều; nào khi lấy thực đánh hư; nào khi làm giấy tờ phản-gián để quấy-rối tình giặc; nào khi lấy lời-lẽ phủ-dụ để yên-ủi lòng dân. Rồi ra, trăm trận đánh, trăm trận thắng, để có được thiên-hạ. Cùng với: bài đại-cáo khi bình giặc Ngô, đều là những lời trung, nghĩa, trí, dũng; lẽ phải-chăng dạy lại con-cháu, đều là những đạo tu, tề, trị, bình, . Xét ra những việc mà chính mình Nhà Vua đã làm, không việc gì là không chép đủ. Bộ sách này, cốt ý bày-tỏ sự khó-khăn về việc gây-dựng nghiệp đế, bảo cho con-cháu được biết, để làm của báu gia-truyền mãi mãi; há những chỉ là khoe-khoang tài võ như thần, tài văn như thánh mà thôi đâu! Phiền nỗi thế-đạo giữa chừng sa-sút, mà bộ sách này cơ-hồ bị ngọn lửa tàn-ác đốt cháy, trong hồi lấn ngôi, cướp nước. Thế nhưng công-đức ở trong Trời Đất nào phải không còn; lẽ phải ở trong lòng người có mất sao được? Tới đức Hoàng-đế Bệ-hạ ngày nay, sớm chịu mệnh trời, nối giữ nghiệp báu; đức, nghĩa, ngày một tiến; sức học ngày một cao; thực là nhờ chúa Công-đức Nhân-Uy-Minh-Thánh Tây-Vương, lĩnh chức Đại-nguyên-soái, Chưởng-quốc-Chính, Thái-sư, Thượng-phụ, có công nuôi-nấng, đúc-hun, giúp-đỡ, gầy- dựng; ghi nhớ ơn đức của Tiên-vương, sửa-sang giềng-mối của lễ-nhạc, để làm cỗi-gốc cho

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.