Những tấm gương thành công trong cuộc sống Dale Carnegie 6 Edward Bok Một hôm một em nhỏ đói, ở trường về, ngừng trước một tiệm bánh, thèm thuồng nhìn những ổ bánh mì nóng và những bánh ngọt phết kem. Người bán hàng thấy vậy, đi ra, hỏi: - Sao? Em thấy có vẻ ngon lắm, phải không? Em nhỏ Hòa Lan đó đáp: - Nếu tấm kính không dơ thì còn có vẻ ngon hơn nữa. Người bán hàng bảo: - Em nói đúng. Em chùi nó được không? Thế là em Edward Bok lãnh được việc làm đầu tiên trong. | Những tấm gương thành công trong cuộc sống Dale Carnegie 6 Edward Bok Một hôm một em nhỏ đói ở trường về ngừng trước một tiệm bánh thèm thuồng nhìn những ổ bánh mì nóng và những bánh ngọt phết kem. Người bán hàng thấy vậy đi ra hỏi - Sao Em thấy có vẻ ngon lắm phải không Em nhỏ Hòa Lan đó đáp - Nếu tấm kính không dơ thì còn có vẻ ngon hơn nữa. Người bán hàng bảo - Em nói đúng. Em chùi nó được không Thế là em Edward Bok lãnh được việc làm đầu tiên trong đời em. Mỗi tuần người ta trả em có năm cắc nhưng đối với em thì bấy nhiêu là cả một kho tàng rồi Cha mẹ em nghèo tới nỗi ngày nào em cũng phải đi lượm những mảnh than vụn từ trên xe cam nhông rớt xuống đường xuống rãnh. Em nhỏ đó Edward Bok không biết một tiếng Anh nào khi đặt chân lên đất Mỹ và nghe thầy giáo giảng bài em không hiểu gì hết. Em chỉ học có sáu năm vậy mà sau này làm giám đốc một tạp chí đã thành công nhất trong nghề làm báo ở Mỹ. Edward Bok thú rằng ông không biết chút gì về sở thích của phụ nữ mặc dầu vậy ông đã sáng lập một Tạp chí phụ nữ lớn nhất thế giới mà số trang và số in cứ mỗi ngày một tăng. Ngày mà ông giao công việc quản lý cho người khác để về nghỉ thì tạp chí in hai triệu số mỗi tháng và nội tiền quảng cáo cũng đã đem cho ông một triệu Mỹ kim mỗi kỳ rồi. Edward Bok làm chủ nhiệm tờ Ladie s Home Journal trong ba chục năm. Khi ông thôi làm báo ông viết tiểu sử ông trong cuốn The Americazination of Edward Bok. Sau khi chùi kính cho tiệm bánh mì ông làm đủ các nghề khác nhau ta có thể nói là ông sưu tập mọi nghề một cách hăng hái như thanh niên sưu tập cò vậy. Sáng thứ Bảy ông bán báo. Chiều thứ Bảy và ngày Chủ Nhật ông đem nước chanh và các đồ giải khát cho những du khách du lịch ở các bến xe ngựa. Tối Chủ Nhật ông viết truyện tình cho một tờ báo trong miền. Tóm lại ngoài giờ học ông làm mọi việc để kiếm tiền từ sáu tới hai chục Mỹ kim mỗi tuần. Lúc đó ông mười hai tuổi và qua ở Mỹ chưa được sáu năm. Mới mười ba tuổi mà ông đã phải thôi học vào làm chân sai vặt trong phòng giấy ở hãng .