Tăng huyết áp (THA) dẫn đến các biến chứng ở não, tim và thận thông qua 2 cơ chế, cả hai cơ chế này đều do ảnh hưởng của tăng áp lực trong động mạch. Thứ nhất là do ảnh hưởng của áp lực máu cao trên cấu trúc và chức năng của tim và mạch máu | Biến chứng tim mạch của tăng huyết áp Tăng huyết áp THA dẫn đến các biến chứng ở não tim và thận thông qua 2 cơ chế cả hai cơ chế này đều do ảnh hưởng của tăng áp lực trong động mạch. Thứ nhất là do ảnh hưởng của áp lực máu cao trên cấu trúc và chức năng của tim và mạch máu thứ hai là do sự tiến triển của vữa xơ động mạch. Cơ chế đầu tiên là do hậu quả trực tiếp của huyết áp HA trong khi cơ chế thứ hai là do sự tương tác với các yếu tố nguy cơ khác để gây ra các bệnh tim mạch quan trọng nhất là tăng cholesterol máu. Do vậy đột qụy liên quan chặt chẽ với các ảnh hưởng trực tiếp của huyết áp trong khi bệnh động mạch vành ĐMV liên quan với vữa xơ động mạch. Sự liên quan giữa huyết áp với biến cố đột qụy chặt chẽ hơn là với biến cố ĐMV. Biến chứng bệnh ĐMV Phân tích tổng hợp 61 nghiên cứu cho thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa HA tâm thu và HA tâm trương với nguy cơ bị biến cố ĐMV ở 5 nhóm tuổi từ 40-49 50-59 60-69 70-79 80-89. Nghiên cứu cho thấy cứ tăng mỗi 20mmHg HA tâm thu khi HA tâm thu thay đổi từ 115-180mmHg và hoặc tăng mỗi 10mmHg HA tâm trương khi HA tâm trương tăng từ 75100mmHg thì tăng gấp 2 lần nguy cơ. Có sự tương tác giữa các yếu tố nguy cơ với nhau do vậy mối liên quan giữa HA tâm thu và nguy cơ bệnh ĐMV càng chặt .