Theo kết quả phân tích mới nhất của chi cục Bảo vệ môi trường , chỉ tiêu sắt (Fe) tại trạm xử lý nước thải của khu công nghiệp Sóng Thần 1, Bình Dương vượt tiêu chuẩn cho phép 1,15 lần; Nitơ vượt 2,26 lần; chất hoạt động bề mặt (là những chất khó phân hủy sinh học) vượt 3,4 lần. | Kiểm soát nước thải ra kênh Ba Bò: “liên tịch" nhưng thụ động! Xem tin gốc SGTT - 5 ngày trước 11 lượt xem - Theo kết quả phân tích mới nhất của chi cục Bảo vệ môi trường , chỉ tiêu sắt (Fe) tại trạm xử lý nước thải của khu công nghiệp Sóng Thần 1, Bình Dương vượt tiêu chuẩn cho phép 1,15 lần; Nitơ vượt 2,26 lần; chất hoạt động bề mặt (là những chất khó phân hủy sinh học) vượt 3,4 lần. Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này Còn tại trạm xử lý nước thải của khu công nghiệp Sóng Thần 2, Bình Dương, ô nhiễm vi sinh coliform vượt tiêu chuẩn 3 lần, chất hoạt động bề mặt vượt 4,4 lần. Đây là một trong những điểm nằm trên tuyến thoát nước đổ ra kênh Ba Bò. Tương tự, chất lượng nước tại bảy điểm lấy mẫu khác trên hệ thống kênh Ba Bò cũng đều bị ô nhiễm. Đặc biệt, coliform tại các điểm vượt chuẩn từ 3 lần tới lần, trong đó có một điểm là nơi trực tiếp nhận nước thải từ trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Sóng Thần 1 và 2. Số liệu trên là kết quả của sự ký kết liên tịch giữa hai địa phương, nơi kênh Ba Bò đi qua. Tất cả các điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước đều đã được và Bình Dương phối hợp xác định thống nhất những khu vực có thể xả thải công nghiệp và dân cư. Tuy nhiên, “liên tịch vẫn còn thụ động!”. Tình trạng ô nhiễm trên chỉ là kết quả của tần suất quan trắc rất ít ỏi của cơ quan chức năng: 2 ngày/tháng, với 1 lần/ngày. Chưa kể, với khu công nghiệp Sóng Thần 1 và 2, chi cục phải báo trước thời gian lấy mẫu! Nhìn nhận lại cả một quá trình ô nhiễm của con kênh Ba Bò, đến nay, Ba Bò không còn có thể gọi là kênh nữa. Mục đích dùng cho tưới tiêu đã không còn, từ lâu. Từ chính xác mà giới chuyên môn nay dành cho kênh Ba Bò là: cống thoát nước. Nó gần như không còn là một con suối tự nhiên, bản thân ô nhiễm tích tụ; ảnh hưởng triều lại hầu như không vào được, nên khả năng tự làm sạch của Ba Bò gần như là không có. Nhận nước thải công nghiệp xả ra là chủ yếu, Ba Bò vẫn được hai bên địa phương theo dõi, thanh kiểm tra, giám sát, nhưng hoàn toàn thụ động. Không ai dám chắc chắn rằng tình trạng lén xả nước thải chưa xử lý của các doanh nghiệp ra Ba Bò là không có. Phía Bình Dương cho hay, hiện đã hoàn thành xây dựng hệ thống quan trắc tự động 24/24 ngay đầu ra hệ thống xử lý nước thải của hai khu công nghiệp Sóng Thần 1 và 2. Nhưng dù sắp tới đây, hệ thống quan trắc 24/24 này được vận hành, thì vẫn chưa đủ. Một chuyên gia trong ngành cho rằng, một trong những biện pháp để giảm nhiễm là cần phối hợp đồng bộ với việc kiểm tra nguồn thải. Thông qua các tính toán xác định lưu lượng nước thải, công tác thu phí cơ quan chức năng hoàn toàn có khả năng so sánh để xác định được lượng thải có thể bị xả lén, nồng độ ô nhiễm, khoanh được vùng ô nhiễm Dù vẫn được phản ánh nhiều trong thời gian gần đây, nhưng theo khảo sát của chúng tôi, cho tới ngày hôm qua, ngày , nước kênh Ba Bò vẫn hôi, nổi bọt trắng, nhiều nhất là vào buổi sáng sớm và tối khuya, nhìn bằng mắt thường, nước đen đặc như dầu nhớt. Trong khi đó dự án cải tạo kênh Ba Bò đến nay còn chậm so với tiến độ.