Hà Nội và những gì thuộc về nó, cả lịch sử truyền thuyết, huyền thoại, đã vĩnh viễn nằm trong ký ức dân tộc với tràn đầy tình tự. Một khối rubic, một lăng kính vạn hoa, những con đường hiện hữu của thực tại và lâm linh- Những mạch máu ngàn năm đang chảy. | Hà Nội - Cổ tích sống trong lòng đương đại VI THÙY LINH Đông đảo người đến tham quan điện Kính Thiên. Ảnh: ĐỒNG ĐỨC THÀNH Hà Nội và những gì thuộc về nó, cả lịch sử truyền thuyết, huyền thoại, đã vĩnh viễn nằm trong ký ức dân tộc với tràn đầy tình tự. Một khối rubic, một lăng kính vạn hoa, những con đường hiện hữu của thực tại và lâm linh- Những mạch máu ngàn năm đang chảy. Thành phố hòa bình, thành phố xinh đẹp, một trong những thành phố cổ nhất châu Á, những danh hiệu đẹp đẽ dành cho Hà Nội thân yêu của chúng ta, là ghi nhận về sự hiện hữu. của truyền thuyết linh thiêng trong lịch sử chốn này. Thực - ảo, huyền sử và chính sử, đan xen hòa quyện, càng làm vẻ cổ kính trở nên quý giá và lộng lẫy. Sự huyền nhiệm như ngọn phồn linh biểu trưng sức sống trường tồn của kinh đô văn hiến. 5 thế kỷ trước, lịch sử và huyền thoại hợp lưu trong khát vọng hòa bình của Đại Việt, khi vua Lê Thái Tổ mượn gươm, rồi dẹp giặc xong lại trả gươm cho Thần Rùa trong hồ Lục Thủy (tên hồ Hoàn Kiếm ban đầu) để giã từ chiến tranh. Ngày ấy, hồ rộng hơn giờ nhiều lần. Từ cuối thế kỷ XVI, khi phủ chúa Trịnh với hơn 50 dinh thự, lâu đài đều hướng ra hồ Lục Thủy, để ngự chơi và xây gò Rùa (Tả Vọng Đình) là chỗ nghỉ mát, hồ đã xanh như tên của nó. Sau này, các công trình bên hồ bị Lê Chiêu Thống đốt hết, chỉ còn lại Tả Vọng Đình. Đền Ngọc Sơn vốn là ngôi đền được nhà Trần dựng lên để ghi nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến với giặc Nguyên Mông, sau này bị sụp đổ. Chúa Trịnh cho xây trên đó cung Thụy Khánh và đắp hai quả núi đất Đào Tai, Ngọc Bội, sau cũng bị Lê Chiêu Thống phá. Một nhà từ thiện cho xây trên nền cũ, đền Ngọc Sơn. Song chính Nguyễn Siêu (hiệu Phương Đình) đời vua Tự Đức, đứng ra tu sửa mới có kiến trúc như hôm nay, với Tháp Bút (trên núi đất Đào Tai), trấn Ba Đình (chắn sóng); cầu Thê Húc từ phía Đông vào đền, thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương - thần tiên giới có trọng trách trông coi việc văn chương khoa cử. Gần năm trước, khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư