Cấu tạo trong của sao biển (A) và tuần hoàn cảu sao biển (B) (theo Natali) A: 1. Mang da; 2. Gai xương; 3. Gai khớp; 4. Dây thần kinh phóng xạ; 5. Ống đá; 6. Tấm sàng; 7. Ampun; 8. Ống nước phóng xạ; 9. Chân ống; 10. Cơ quan trụ; 11. Mạch máu vùng đối miệng; 12. Mạch máu phóng xạ; 13. Miệng; 14. Dạ dày; 15. Cuống của tuyến tiêu hoá; 16. Túi gan; 17. Hậu môn; 18. Tuyến sinh dục B: 1. Vòng máu quanh miệng; 2. Mạch máu phóng xạ; 3. Mạch máu tới da;. | 290 Vòng máu quanh miệng và vòng máu đối miệng liên hệ với nhau nhờ vào cơ quan trụ. Máu có nhiều bạch cầu và nhận chất dinh dưỡng từ ruột đi nuôi cơ thể hình B . Hình Cấu tạo trong của sao biển A và tuần hoàn cảu sao biển B theo Natali A 1. Mang da 2. Gai xương 3. Gai khớp 4. Dây thần kinh phóng xạ 5. Ống đá 6. Tấm sàng 7. Ampun 8. Ống nước phóng xạ 9. Chân ống 10. Cơ quan trụ 11. Mạch máu vùng đối miệng 12. Mạch máu phóng xạ 13. Miệng 14. Dạ dày 15. Cuống của tuyến tiêu hoá 16. Túi gan 17. Hậu môn 18. Tuyến sinh dục B 1. Vòng máu quanh miệng 2. Mạch máu phóng xạ 3. Mạch máu tới da 4. Cơ quan trụ 5. Vòng máu đối miệng 6. Mạch máu tới cơ quan sinh dục 7. Mạch tới ruột Hệ tiêu hoá Lỗ miệng của Sao biển nằm giữa mặt miệng có môi bé và mềm. Không có cơ quan chuyên hoá để bắt mồi hay nghiền mồi. Tiếp theo lỗ miệng là thực quản ngắn sau đó là dạ dày hình túi phình to và có nhiều nếp gấp. Sau dạ dày là ruột thẳng nối với hậu môn nằm ở mặt đối miệng. Một số Sao biển không có hậu môn nên ống tiêu hoá bịt kín tận cùng. Sao biển còn có 5 đôi tuyến lớn nằm trong 5 cánh tiết dịch tiêu hoá đổ vào dạ dày. Sao biển là nhóm ăn thịt thức ăn của chúng là cá trai ốc. Nếu con mồi lớn chúng sẽ lộn dạ dày ra ngoài và tiêu hoá ngoài cơ thể. Ngoài tự nhiên Sao biển thường tập trung ở các bãi nuôi thuỷ sản nên gây hại lớn. Cơ quan hô hấp là mang da là các phần lồi của da có chứa một phần thể xoang bên trong thường nằm trên cực đối miệng hay ở 2 bên rãnh chân ống. Ngoài ra thành chân ống cũng là nơi trao đổi khí. Sao biển không có hệ bài tiết riêng các tế bào nằm trong thể xoang 291 làm nhiệm vụ bài tiết. Khi có thể lạ xâm nhập vào cơ thể ví dụ khi tiêm mực tàu vào thể xoang Sao biển thì các tế bào này bắt lấy thể lạ sau đó chuyển ra ngoài cơ thể qua các phần biểu mô mỏng. Cũng có khi các tế bào này bắt thể lạ tích luỹ chúng dưới da hay nội quan tạo thành các vùng hạt có màu vàng. Các tế bào amip do đó luôn luôn được đổi mới nhờ cơ quan trụ và tuyến tideman sinh ra chúng. Phức