Luận văn: Pháp luật về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh

Môi trường là cái nôi của sự sống muôn loài, đáp ứng các điều kiện cần thiết cho cuộc sống con người. Trong đó nguồn thủy sinh đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó không chỉ cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho con người mà còn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái tự nhiên. Nhưng khả năng cung cấp của nguồn thủy sinh không phải là vô hạn. Nếu con người khai thác, sử dụng quá mức và thiếu tính toán hợp lí sẽ làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn. | Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là do những bất cập trong cấu thành của các tội phạm về môi trường, thể hiện ở chỗ cấu thành của nhóm tội gây ô nhiễm môi trường đòi hỏi phải có đồng thời 3 yếu tố sau mới xử lý hình sự được: hành vi thải chất gây ô nhiễm môi trường trước đó đã bị xử phạt hành chính; người bị xử phạt hành chính cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục; do không thực hiện biện pháp khắc phục mà gây ra hậu quả nghiêm trọng. Cách cấu thành tội phạm như vậy đã hạn chế khả năng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm này, bởi lẽ, việc chờ cho đủ cả 3 yếu tố nói trên là rất khó khăn, nhất là trong việc xác định hậu quả về môi trường. Có nhiều trường hợp hậu quả không thể xảy ra ngay mà sau một thời gian dài, có thể vài chục năm sau, khi đó thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi trường đã hết. Việc đưa các chế tài hình sự dựa vào từng thành phần môi trường như nước, đất, không khí (các Điều 182, 183, 184 Bộ luật Hình sự) là chưa hợp lý, bởi ô nhiễm nước sẽ dẫn đến ô nhiễm đất, ô nhiễm thuỷ sinh và ngược lại. Vì vậy, rất khó tách rời từng chế tài riêng cho mỗi thành phần môi trường.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
192    58    1    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.