Tham khảo sách thực trạng rủi ro tín dụng của nhtm nhà nước , tài chính - ngân hàng, ngân hàng - tín dụng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Vì rủi ro tín dụng là khả năng (xác suất) vỡ nợ của khách hàng nên các NH cố gắng “thấy” được càng rõ, càng kỹ, càng tốt. Khách hàng phá sản, lừa đảo, chây ỳ không trả nợ là biểu hiện rõ nhất; bên cạnh đó các khoản nợ không trả được khi đến hạn ở các cấp độ khác nhau cũng thể hiện các khả năng vỡ nợ khác nhau. Nhiều NH cho rằng nếu một khoản nợ đến hạn không trả được, thì các khoản nợ khác chưa đến hạn cũng được coi là có rủi ro. Thậm chí, dù nợ chưa đến hạn, hoặc đến hạn vẫn trả được, song tình hình tài chính yếu kém, môi trường kinh doanh có biến động không thuận lợi cho khách hàng, thì khoản nợ đó cũng được coi là có rủi ro. Những thước đo rủi ro tín dụng này cho thấy rủi ro ở độ rộng với những tầng nấc khác nhau. Dó đó vấn đề không phải là ở con số nợ xấu chiếm 2 % hay 7% tổng dư nợ, mà nợ xấu được định lượng ở độ rộng hay hẹp. Dù áp dụng phương pháp nào, tính chính xác của các kết quả phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu cán bộ NH các cấp có thực sự nghiêm túc nhìn nhận rủi ro tín dụng hay không và chính sách quản trị rủi ro có nhằm mục tiêu tạo nên tính minh bạch trong xác định rủi ro hay không.