Một giống xoài khác cũng ngon không kém gì so với xoài ‘Cát Hòa Lộc’ lại có nguồn gốc từ tỉnh Đồng Tháp. Hai tỉnh này có các điều kiện tự nhiên rất thuận lợi như có nguồn nước ngọt quanh năm, đất đai phì nhiêu, nhiệt độ trung bình khoảng 27oC và lượng mưa hàng năm trong khoảng 1200-1400 mm nên rất thích hợp cho việc trồng xoài. Do nằm trong vùng ĐBSCL nên việc giao thông đường thủy rất thuận lợi, cộng thêm Tiền Giang có đoạn quốc lộ 1A đi qua, Khoảng cách từ vùng trồng xoài đến sân bay Tân Sơn. | Giá bắt đầu hình thành từ khi nông dân bán cho khách hàng của mình, có thể là người thu gom, vựa đóng gói hay người bán lẻ, người tiêu dùng. Theo kênh tiêu thụ chính, quả xoài đi từ người trồng, qua người thu gom, vựa đóng gói, vựa phân phối (bán sĩ), người bán lẻ và cuối cùng là người tiêu dùng. Theo kênh này, giá ở khâu cuối cùng, tức là giá mà người tiêu dùng phải trả cao hơn giá ở khâu đầu tiên, tức người nông dân nhận được, gấp 1,5-2 lần, trong đó có ít nhất 4 lần tăng giá. Lần tăng giá nhiều nhất là từ vựa đóng gói địa phương đến các vựa phân phối ngoài tỉnh. Trong lần này, giá tăng từ 30-40% so với giá mà vựa đóng gói mua vào vì họ phải chịu nhiếu chi phí như thuê mướn mặt bằng, lao động, dụng cụ, bao bì, vận chuyển cho khách hàng vv Theo một số chủ vựa thì lợi nhuận mà họ thu được khoảng 15-20% trên doanh thu, tuy nhiên họ phải chịu nhiều rủi ro khi có biến động của thị trường vì người nông dân không chịu trách nhiệm sau khi bán hàng, còn chủ vựa vẫn phải chịu trách nhiệm về hành hóa của mình sau khi bán. Lần tăng giá cuối cùng từ vựa phân phối qua người bán lẻ khá cao. Lý do là vì người bán lẻ cũng chịu nhiều rủi ro như hàng bán chậm, tỷ lệ hư hỏng cao, chất lượng quả giảm nhanh sau vài ngày cho nên ngày đầu tiên phải bán giá cao để bù lại cho những ngày sau giá sẽ giảm do chất lượng giảm. Lần tăng giá thứ 1 qua trung gian người thu gom và từ vựa bán sĩ qua người bán lẻ không cao lắm, những người này chủ yếu là mua bán tại chỗ, lấy tiền hoa hồng từ 3-5% tính trên giá họ mua.