Lịch sử cho thấy quá trình hình thành và phát triển môn kinh tế chính trị có những nhận thức khác nhau về đối tượng nghiên cứu. Chủ nghĩa trọng thương cho rằng, đối tượng nghiên cứu của môn kinh tế chính trị là lĩnh vực lưu thông mà chủ yếu là ngoại thương. Chủ nghĩa trọng nông chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. tài liệu đề tìm hiểu về quá trình phát triển kinh tế chính trị. | Bộ Giáo dục và Đào tạo Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao đẳng) (Tái bản lần thứ hai, có sửa chữa và bổ sung) Đồng chủ biên: . Chu Văn Cấp . Phạm Quang Phan PGS. TS. Trần Bình Trọng Tập thể tác giả: GS. TS. Chu Văn Cấp TS. Nguyễn Văn Chiển PGS. TS. Phạm Văn Dũng PGS. TS. Nguyễn Văn Hảo PGS. TS. Phan Thanh Phố GS. TS. Phạm Quang Phan PGS. TS. Mai Hữu Thực PGS. TS. Trần Bình Trọng PGS. TS. Vũ Hồng Tiến Phần mở đầu Chương I Đối tượng, phương pháp và chức năng của kinh tế chính trị Mác - Lênin I- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin 1. Đối tượng của kinh tế chính trị Mác - Lênin Lịch sử cho thấy quá trình hình thành và phát triển môn kinh tế chính trị có những nhận thức khác nhau về đối tượng nghiên cứu. Chủ nghĩa trọng thương cho rằng, đối tượng nghiên cứu của môn kinh tế chính trị là lĩnh vực lưu thông mà chủ yếu là ngoại thương. Chủ nghĩa trọng nông chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, nhưng lại chỉ giới hạn ở sản xuất nông nghiệp. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển xác định kinh tế chính trị là khoa học khảo sát về bản chất và nguyên nhân của sự giàu có, có những phát hiện nhất định về những quy luật kinh tế chi phối nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng lại coi các quy luật của chủ nghĩa tư bản là quy luật của quá trình lao động nói chung của loài người, phủ định tính chất lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Một số nhà kinh tế học hiện đại ở các nước tư bản chủ nghĩa lại tách chính trị khỏi kinh tế, biến kinh tế chính trị thành khoa học kinh tế thuần tuý, che đậy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và mâu thuẫn giai cấp trong chủ nghĩa tư bản. Quan niệm của chủ nghĩa Mác về đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị được thể hiện rõ trong tác phẩm Chống Đuyrinh của . đã nhấn mạnh: "Kinh tế chính trị học, theo nghĩa rộng nhất, là khoa học về những quy luật chi phối sự sản xuất và sự trao đổi