Đời Đường Hán Dũ có sáng tạo một phả hệ thánh nhân tương truyền cho nhau gọi là "Đạo thống" như vua Nghiêu truyền ngôi cho vua Thuấn, vua Thuấn truyền ngôi cho vua Vũ, vua Vũ truyền ngôi cho Thương Thang, Thương Thang truyền ngôi cho Chu Văn Vương, Chu Văn Vương truyền ngôi cho Chu Võ Vương, Chu Công, Văn Vương, Võ Vương lại truyền cho đến Khổng Tử, Mạnh Tử. Văn Vương là hệ thốnng mắc xích quan trọng trong hệ thống tương truyền ấy | _ Trên lãnh vực văn học, Bạch Cư Dị và các bạn Nguyên Chẩn, Lý Thân dùng thơ làm lời can gián, gào thét. Vì xã hội, có ý thức cách tân thi ca, ông chủ trương "chỉ làm văn chương hợp với thời vụ, chỉ làm thơ hợp với thời việc", tức là thi ca phải quan hệ với hiện thực và phải quan tâm tới đau khổ của nhân dân, phải vạch được những tệ nạn của chính trị đương thời. Trong văn học sử Trung Quốc, sáng tác có mục đích rõ ràng như thế, Bạch Cư Dị là một truờng hợp hiếm có. Chủ trương văn học của ông có ý thúc đẩy và phục hưng lý luận thi ca của Nho gia và phản ánh sinh động hệ thống quan niệm nhất quán thực dụng của sĩ đại phu đối với quốc gia, dân tộc, văn hoá với trách nhiệm cao nhất. Chủ trương văn học và thực tiễn sáng tác của Bạch Cư Dị đã tạo ảnh hưởng sâu đậm tới con đường sáng tác của người sau, loịa thơ phúng dụ xã hội, vạch trần tệ nạn thời vụ từ Trugn Đường trở về sau đời nào cũng có người làm. Mặt khác, ông coi thi ca hoàn toàn quy định vì luân lý chính trị và trực tiếp là công cụ thục dụng, ông nhấn mạnh "thơ quan trọng ở ý không quan trọng ở văn, thơ vịnh tính không vịnh tình", do đó coi nhẹ quy luật thẩm mỹ và hình thức của thơ, nên có ảnh hưởng tiêu cực đến sáng tác văn hoc đời sau.