Chấn thương ngực – Phần 3

Vết thương ngực hở (tràn khí màng phổi hở): + Đặc điểm - Tràn khí màng phổi hở (hay vết thương ngực hở) được định nghĩa là tình trạng tràn khí khoang màng phổi có kèm theo sự thông thương giữa khoang màng phổi với khí trời. - Tràn khí màng phổi hở thường gặp nhất trong chấn thương ngực xuyên thấu. - Tình trạng tràn khí màng phổi hở làm suy giảm chức năng thông khí. Khi có sự hiện diện của một lổ thông thương trên thành ngực, khí trời sẽ có xu hướng vào lồng ngực. | Chấn thương ngực - Phần 3 7. vết thương ngực hở tràn khí màng phổi hở Đặc điểm - Tràn khí màng phổi hở hay vết thương ngực hở được định nghĩa là tình trạng tràn khí khoang màng phổi có kèm theo sự thông thương giữa khoang màng phổi với khí trời. - Tràn khí màng phổi hở thường gặp nhất trong chấn thương ngực xuyên thấu. - Tình trạng tràn khí màng phổi hở làm suy giảm chức năng thông khí. Khi có sự hiện diện của một lổ thông thương trên thành ngực khí trời sẽ có xu hướng vào lồng ngực qua lổ này vì dòng khí khi đi qua lổ này sẽ có quãng đường ngắn hơn do đó kháng lực thấp hơn so với dòng khí đi qua ngả khí đạo. Phần lớn khí trời sẽ vào lồng ngực qua lổ thông thương trên thành ngực nếu đường kính của lổ lớn hơn đường kính của khí quản. - Lổ thông thương có thể hoạt động như một van một chiều dẫn đến tràn khí màng phổi áp lực. Biêu hiện lâm sàng - Phổ biến nhất trong tràn khí màng phổi hở là suy hô hấp. - Nếu có tràn khí màng phổi áp lực BN sẽ có thêm biêu hiện suy tuần hoàn. Chẩn đoán - Tràn khí màng phổi hở được chẩn đoán xác định nếu thấy dấu phì phò ở vết thương. - Trong trường hợp vết thương bị toác rộng có thê thấy nhu mô của phổi bị xẹp hoàn toàn trong lồng ngực. Điều trị - Tràn khí màng phổi hở đòi hỏi một thái độ điều trị khẩn cấp. - Trước tiên cần bít kín lổ thông thương trên thành ngực. - Có thê sử dụng nhiều lớp gạc đê bít kín lổ thông thương. Gạc được băng kín ba chiều đê hoạt động như một van. Van này chỉ cho khí từ trong lồng ngực ra mà không cho khí trời vào trong lồng ngực. - Công việc điều trị tiếp theo sau là dẫn lưu khoang màng phổi. - Khi tình trạng BN ổn định phẫu thuật cắt lọc và khâu kín lại tổn thương trên thành ngực được chỉ định. 8. Chấn thương khí-phế quản Chẩn đoán - Dựa vào các triệu chứng ho máu suy hô hấp tràn khí màng phổi tràn khí dưới da tràn khí trung thất. - Cơ chế của tổn thương khí-phế quản thường là do khí phế quản bị giằng xé bởi sự giảm tốc đột ngột hay khí quản bị nén ép trực tiếp. - Khí quản thường bị gãy nhiều hơn là bị rách

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.