Qua bài này sinh viên có khả năng: 1. Giải thích được nguyên tắc cơ bản của phương pháp chụp cắt lớp điện toán (CLĐT). 2. Trình bày các chỉ định của CLĐT trong chấn thương sọ não & một số bệnh lý của hệ thần kinh trung ương. 3. Đọc được các dấu hiệu máu tụ, dập não, phù não trên CLĐT sọ não 1. ĐẠI CƯƠNG: Năm 1895 Nhà vật lý Đức . RÖntgen đã tìm ra tia X, từ đó về sau đã có nhiều cải tiến kỹ thuật nhưng vẫn còn hạn chế trong khảo sát và chẩn đoán các. | CHỤP CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN SỌ NÃO MỤC TIÊU HỌC TẬP Qua bài này sinh viên có khả năng 1. Giải thích được nguyên tắc cơ bản của phương pháp chụp cắt lớp điện toán CLĐT . 2. Trình bày các chỉ định của CLĐT trong chấn thương sọ não một số bệnh lý của hệ thần kinh trung ương. 3. Đọc được các dấu hiệu máu tụ dập não phù não trên CLĐT sọ não 1. ĐẠI CƯƠNG Năm 1895 Nhà vật lý Đức . Rỏntgen đã tìm ra tia X từ đó về sau đã có nhiều cải tiến kỹ thuật nhưng vẫn còn hạn chế trong khảo sát và chẩn đoán các tạng. Năm 1972 . Hounsfield . Cormack đã phát minh ra phương pháp chụp cắt lớp điện toán CLĐT có thể xem đây là bước tiến bộ lớn nhất kể từ thời đại sau Rỏntgen chính vì công lao to lớn này mà hai tác giả trên đã nhận được giải Nobel y học vào năm 1979. Cho đến ngày nay phương pháp này càng được phổ biến và kỹ thuật ngày càng được nâng cao. 2. NGUYÊN TẮC Phương pháp chụp CLĐT là phép đo mật độ của các điểm khối voxel của 1 lớp cắt sọ não chụp CLĐT nghiên cứu độ suy giảm của chùm tia X khi qua một lớp cắt của não. Chùm tia X được nén mỏng chỉ quét một lớp mỏng để tránh hiện tượng chồng chất hình ảnh hạn chế tối thiểu sự tán xạ. Nhờ máy vi tính xử lý sẽ cho hình ảnh 100 lần chính xác hơn phương pháp chụp X Quang cổ điển tuy nhiên một mặt phẳng chiếu không đủ để tái tạo trọn vẹn hình ảnh của một lớp cắt nên cần có chuyển động xoay quanh trục chính của bệnh nhân. Các bộ dò hay bộ phận cảm biến detectors tạo bởi những tinh thể nhấp nháy scintillation crystals hay các buồng khí Xenon cho phép đo độ suy giảm của chùm tia X khi qua lớp cắt của sọ. Độ hấp thu chùm tia X của các khối vật chất được tính theo phương trình Lamor I Io e-mL. I0 cường độ tia ban đầu I cường độ tia sau khi xuyên qua lớp cắt m hệ số hấp thu phụ thuộc vào mật độ điện tử bậc nguyên tử của cấu trúc mô khác nhau trong cơ thể. L bề dày của lớp cắt. Biết đ ược I0 I L ta tính được các hệ số hấp thu của khối vật chất mà chùm tia X đi qua. Trên một lớp cắt chùm tia X quét theo nhiều hướng khác nhau và lớp cắt được .