Giáo trình Kinh tế nông nghiệp part 8

Chuyên môn hoá theo cách thức nói trên được gọi là chuyên môn hoá theo lợi thế tuyệt đối. Tức là bằng cách so sánh lợi thế một cách trực tiếp của cùng một loại sản phẩm giữa hai quốc gia khác nhau để xác định được quốc gia nào có lợi thế, lấy kết quả so sánh đó để xác định hướng chuyên môn hoá sản xuất. | phẩm của cả gạo và than luôn cân bằng kể cả trước cũng như sau khi có thương mại quốc tế chưa tính đến chi phí hoạt động thương mại nói chung trong quá trình trao đổi sản phẩm giữa hai quốc gia và thương mại hoàn toàn tự do. Chuyên môn hoá theo cách thức nói trên được gọi là chuyên môn hoá theo lợi thế tuyệt đối. Tức là bằng cách so sánh lợi thế một cách trực tiếp của cùng một loại sản phẩm giữa hai quốc gia khác nhau để xác định được quốc gia nào có lợi thế lấy kết quả so sánh đó để xác định hướng chuyên môn hoá sản xuất. Trong thí dụ trên chúng ta thấy quốc gia A có lợi thế một cách tuyệt đối về sản xuất gạo so với quốc gia B ngược lại B có lợi thế tuyệt đối về sản xuất than so với A. Nói chung khi nước này có lợi thế tuyệt đối về sản xuất sản phẩm này nước kia lại có lợi thế tuyệt đối về sản xuất sản phẩm khác thì việc xác định sản phẩm chuyên môn hoá để trao đổi là tương đối rõ ràng và dễ dàng. Trên thực tế không phải lúc nào và ở đâu cũng dễ dàng như vậy. Tình hình sẽ phức tạp hơn nếu quốc gia A có lợi thế tuyệt đối so với quốc gia B không chỉ ở việc sản xuất sản phẩm gạo mà còn cả ở sản xuất sản phẩm than. Tình hình này diễn ra khá phổ biến trong mối quan hệ giữa những quốc gia phát triển và những quốc gia chậm phát triển. Nếu chỉ thực hiện được trao đổi thương mại quốc tế khi có lợi thế tuyệt đối thì sẽ không thể giải thích được hoạt động thương mại vẫn phát triển giữa các quốc gia phát triển có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất hầu hết các sản phẩm với các quốc gia chậm phát triển hầu hết các sản phẩm sản xuất ra đều ở thế bất lợi . Lý thuyết của Đavid Ricardo sẽ giúp chúng ta giải thích được động lực của mối quan hệ đó. 2- Lý thuyết về lợi thế tương đối của Đavid Ricardo. Nội dung cốt lõi của lý thuyết này có thể phát biểu Khi thực hiện giao thương trên cơ sở chuyên môn hoá nếu quốc gia này có lợi thế tuyệt đối ở việc sản xuất mọi sản phẩm còn đối tác lại yếu thế ở việc sản xuất mọi sản phẩm thì quốc gia thứ nhất nên chọn những sản 275 phẩm có lợi thế lớn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.