Chọc hút khoang màng phổi: Chọc hút khoang màng phổi được chỉ định trong các trường hợp sau: Chẩn đoán nguyên nhân của tràn dịch màng phổi nói chung. Chẩn đoán giai đoạn của tràn dịch màng phổi kèm viêm phổi. Làm thuyên giảm triệu chứng khó thở. Kỹ thuật chọc hút: nếu BN tỉnh táo và hợp tác, tư thế chọc hút tốt nhất là BN ngồi trên ghế, hay tay khoanh lại và tựa lên thành ghế, lưng quay về phía người chọc hút. Để xác định vị trí chọc hút, cần dựa vào thăm khám lâm. | TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI - PHẦN 4 hút khoang màng phổi Chọc hút khoang màng phổi được chỉ định trong các trường hợp sau o Chẩn đoán nguyên nhân của tràn dịch màng phổi nói chung. o Chẩn đoán giai đoạn của tràn dịch màng phổi kèm viêm phổi. o Làm thuyên giảm triệu chứng khó thở. Kỹ thuật chọc hút nếu BN tỉnh táo và hợp tác tư thế chọc hút tốt nhất là BN ngồi trên ghế hay tay khoanh lại và tựa lên thành ghế lưng quay về phía người chọc hút. Để xác định vị trí chọc hút cần dựa vào thăm khám lâm sàng X-quang hay siêu âm. Nếu tràn dịch khoang màng phổi thể tự do vị trí chọc hút thường là khoang liên sườn 9 hay 10 đường bả vai. Sau khi sát trùng da trãi khăn gây tê tại chỗ từng lớp một trên thành ngực tại vị trí chọc hút. Sau khi qua mỗi lớp trên thành ngực rút nhẹ piston. Nếu thấy không ra máu tiếp tục bơm thuốc tê. Nếu hút ra dịch ngưng bơm thuốc tê rút kim gây tê đâm kim chọc hút màng phổi vào. Kim dùng để chọc hút dịch khoang màng phổi có khẩu kính 22 gauge và chiều dài khoảng 3 5-4 cm là thích hợp. Có thể dùng catheter để chọc hút dịch màng phổi. Sau khi đã vào khoang màng phổi rút nòng trong luồn nòng ngoài vào. Nối kim hay catheter vào dây dẫn. Dây dẫn tốt nhất là loại có van một chiều. Nối dây dẫn vào bình kín. Để cho dịch chảy ra theo trọng lực. Khi dịch chảy ra gần hết đầu kim chạm vào lá tạng màng phổi BN sẽ có phản xạ ho hay cảm giác đau nhói. Việc chọc hút điều trị có thể được tiến hành nhiều lần. Trừ khi có phương tiện theo dõi áp lực xoang màng phổi không lấy hơn 1500 mL dịch trong mỗi lần chọc hút. Nếu có phương tiện theo dõi áp lực khoang màng phổi ngừng chọc hút khi áp lực dưới -20 cmH2O. Việc chọc hút một số lượng lớn dịch có thể dẫn đến biến chứng phù phổi do phổi tái dãn nở hay sốc phản ứng thần kinh X sau chọc hút. Nghiên cứu cho thấy có sự giảm độ oxy hoá máu động mạch sau khi chọc hút và mức độ này tỉ lệ thuận với khối lượng dịch được hút ra. Vì thế khi tiến hành chọc hút một số lượng dịch đáng kể nên theo dõi SpO2 cho BN thở oxy trong lúc .