Điều trị ngoại khoa: Có ba thủ thuật thường được chỉ định nhất đối với BN tràn dịch màng tim: chọc hút khoang màng tim, cắt mở màng ngoài tim qua ngã sau xương ức (mở cửa sổ màng tim) và cắt mở màng ngoài tim qua nội soi lồng ngực. Tuỳ thuộc vào tình trạng BN, mục đích của thủ thuật (chẩn đoán hay điều trị) mà người thầy thuốc sẽ chọn lựa một trong ba phương pháp nói trên. Cần nhớ rằng gây mê toàn thân và thông khí nhân tạo với áp lực dương có thể. | TRÀN DỊCH MÀNG TIM - PHẦN 3 trị ngoại khoa Có ba thủ thuật thường được chỉ định nhất đối với BN tràn dịch màng tim chọc hút khoang màng tim cắt mở màng ngoài tim qua ngã sau xương ức mở cửa sổ màng tim và cắt mở màng ngoài tim qua nội soi lồng ngực. Tuỳ thuộc vào tình trạng BN mục đích của thủ thuật chẩn đoán hay điều trị mà người thầy thuốc sẽ chọn lựa một trong ba phương pháp nói trên. Cần nhớ rằng gây mê toàn thân và thông khí nhân tạo với áp lực dương có thể làm cho tình trạng tràn dịch màng ngoài tim có thể trở nên mất bù nhanh chóng. Chọc hút khoang màng tim là một thủ thuật tương đối đơn giản và có thể tiến hành sau khi tê tại chỗ. Ở khiá cạnh điều trị phương pháp này có tỉ lệ tái phát cao. Chỉ định tốt nhất của chọc hút khoang màng tim là chèn ép tim cấp tính. Ở khía cạnh chẩn đoán chọc hút xoang màng tim cũng có một số giới hạn. Mở cửa sổ màng tim có thể được thực hiện sau khi gây tê tại chỗ kết hợp mê tĩnh mạch. Phương pháp này có tỉ lệ tái phát thấp đồng thời có giá trị chẩn đoán cao hơn so với chọc hút khoang màng tim vì qua phương pháp này một mẫu màng ngoài tim có thể được lấy và gởi chẩn đoán giải phẫu bệnh. Tình trạng huyết động của BN cũng không bị ảnh hưởng đáng kể và hầu hết BN bị tràn dịch màng ngoài tim có chèn ép tim được chỉ định phương pháp này. Cắt mở màng ngoài tim qua nội soi có lợi điểm hơn so với mở cửa sổ màng ngoài tim ở chỗ phương pháp này có thể điều trị tràn dịch màng phổi phối hợp. Hơn nữa cắt mở màng ngoài tim qua nội soi có thể mở cửa sổ màng ngoài tim vào cả hai xoang màng phổi nơi mà dịch khoang màng tim có thể được hấp thu tốt. Mặt khác màng tim có thể được cắt với một diện tích lớn hơn tạo điều kiện cho việc chẩn đoán chính xác hơn. Bất lợi của phương pháp này là phải cô lập một bên phổi và BN phải nằm nghiêng một bên hai điều nên tránh đối với một BN có biểu hiện chèn ép tim. Như vậy tuỳ thuộc vào sự cân nhắc giữa cái lợi và bất lợi của mỗi phương pháp mà người thầy thuốc sẽ quyết định phương pháp nào là tối ưu .