Quản trị nguồn nhân lực liên quan đến con người và những nhân tố xác định mối quan hệ giữa con người với tổ chức sử dụng con người đó. Tại một thời điểm nào đó trong quá trình hoạt động của nó, một tổ chức có thể cần ít hoặc là nhiều nhân lực tùy thuộc vào yêu cầu của các hoạt động trong tổ chức. Quản trị nguồn nhân lực bảo đảm cho tổ chức có những nhân lực có kỹ năng, được sắp xếp vào những vị trí phù hợp theo đòi hỏi công việc trong tổ. | Có thể nói, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và các chuyên gia có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp, vì họ là những người trực tiếp tiếp xúc với công việc, trực tiếp vận hành công việc. Kết quả công việc thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ này. Do đó, vấn đề đào tạo các chuyên gia và cán bộ kỹ thuật là hết sức cần thiết. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay có một thực trạng là công tác đào tạo Đại học đang diễn ra một cách ồ ạt, trong khi đó việc đào tạo công nhân kỹ thuật lại bị xem nhẹ không được chú trọng đúng mức. Điều này dẫn đến tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ" một cách nghiêm trọng. Theo phân tích của các nhà kinh tế và kinh nghiệm của các nước phát triển thì sản xuất sẽ phát triển khi có nguồn nhân lực được đào tạo một cách hợp lý và có tỷ lệ tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật như sau: 1 kỹ sư - 4 cán bộ THTN - 10 công nhân kỹ thuật. Nhưng tỷ lệ này ở nước ta hiện nay là: 1 - 1,6 - 0,95. Tỷ lệ này cho thấy, lực lượng công nhân kỹ thuật của ta hiện nay đang thiếu trầm trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất của các doanh nghiệp cũng như của đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay.