Công tác giải quyết khiếu nại hành chính luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm vì nó vừa phản ánh tính chất dân chủ của Nhà nước ta vừa góp phần trực tiếp vào việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Khiếu nại, tố cáo vừa là vấn đề chính trị, vừa là vấn đề pháp lý. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức không chỉ liên quan đến các quyền, tự do, lợi ích của công dân, mà còn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội, đến. | Đối với những đoàn khiếu kiện đông người tại trụ sở của một số cơ quan Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo cấp cao, thì các cơ quan có trách nhiệm của Trung ương phối hợp với chính quyền địa phương có dân khiếu nại, tố cáo giải thích, thuyết phục họ trở về địa phương. Chính quyền địa phương phải cùng với Trung ương giải quyết tình trạng người khiếu nại, tố cáo đeo bám, nằm lỳ, gây rối ở Hà Nội mỗi khi Ban chấp hành Trung ương, Quốc hội họp. Chính quyền cấp tỉnh xem xét kỹ lại quyết định giải quyết của mình, nếu chưa đúng thì giải quyết lại, nếu đã quyết định đúng thì trả lời cho người khiếu nại, tố cáo và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương. Các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ và chính quyền địa phuơng giải quyết những vụ khiếu nại đã có quyết định giải quyết cuối cùng của chủ tịch UBND cấp tỉnh, nhưng người dân vẫn khiếu nại tiếp. Nếu thấy chính quyền địa phương giải quyết đúng thì trả lời người khiếu kiện; nếu thấy chính quyền địa phương quyết định giải quyết sai thì giải quyết theo thẩm quyền.