Lời mở đầu Trong điều kiện hiện nay, hoạt động giao tiếp giữa các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực kinh tế thương mại ngày càng phát triển mở rộng và mang tính khu vực hóa và toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ, đặc biệt là sự hình thành, tồn tại và phát triển của các liên kết kinh tế thương mại trong phạm vi khu vực, tiểu khu vực và của các công ty xuyên quốc gia trong các thập kỉ qua đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển các quan. | còn yếu kém. Có thể nói, tuy xuất khẩu gạo là một trong những thành tựu to lớn của đường lối đổi mới, nhưng trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản chiến lược này, chúng ta thường rơi vào thế bị động cả về sản lượng xuất khẩu tiến độ xuất khẩu và cả giá xuất khẩu. Đó là, cứ hễ được mùa và được giá, thì chúng ta lại găm hàng lại để “chờ” cho đến khi mất giá mới tung ra thị trường thế giới. Với tiến độ xuất khẩu như vậy, nếu đọc các số liệu thống kê về giá gạo xuất khẩu của nước ta như trên, buộc lòng phải thừa nhận bài học quá đắt giá là: trong năm 2002, khi gạo được giá trên thị trường thế giới (tăng 33,62% so với năm 2001) thì chúng ta đã găm hàng lại. Và khi giá gạo thế giới năm 2003 giảm 15,59% so với năm 2002, chúng ta lại đẩy mạnh xuất khẩu. Do vậy, khi cơ hội vàng năm 2004 xuất hiện, kho gạo dự trữ của chúng ta đều như trống trơn. Trong khi đó nhìn sang nước láng giềng, con số kỷ lục xuất khẩu trên 10 triệu tấn gạo trong năm 2004 có lẽ chính người Thái lan cũng khó lặp lại được trong tương lai.