Việt Nam đã và đang đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới với việc tích cực thực thi các cam kết về Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập thì một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định là nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh. | Ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển, nơI mà TTTC đạt đến sự hoàn hảo, mỗi một biến động dù là nhỏ về chỉ số chứng khoán (thực chất được xác định trên cơ sở giá cổ phiếu) đều phản ánh được thực trạng của nền kinh tế, thông qua chỉ số chứng khoán có thể biết được nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng hay trong xu hướng suy thoái. Điều này rất quan trọng vì nó giúp cho các chủ thể tham gia vào thị trường (người đI vay, người cho vay) điều chỉnh hành vi theo hướng có lợi cho mình. Đối với nhà đầu tư, nếu chỉ số chứng khoán biến động theo hướng không có lợi thì lợi tức dự tính trong tương lai về chứng khoán của tổ chức phát hành sẽ giảm và nhà đầu tư sẽ chuyển hướng đầu tư sang những loại chứng khoán hoặc những công cụ đầu tư của các chủ thể khác có lợi hơn cho mình, còn đối với nhà phát hành – người đi vay sẽ đưa ra các giải pháp cải tiện tình hình kinh doanh để có thể thay đổi chỉ số chứng khoán theo chiều hướng tốt hơn nhằm thu hút các nhà đầu tư. Điều này sẽ có những tác động tích cực tới nền kinh tế. Tuy nhiên, mối quan hệ này chỉ có được khi TTTC hội tụ đủ một số điều kiện : các chủ thể tham gia vào thị trường, đặc biệt là các tổ chức phát hành chứng khoán phảI có tiềm lực đủ mạnh; hàng hoá trên TTTC có tính lỏng cao, có thể dễ dàng chuyển hoá thành tiền