Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận ktct: nâng cao khả năng hội nhập của nền kinh tế việt nam trong xu thế toàn cầu hoá', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | LỜI MỞ ĐẦU Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ cùng với sự ra đời của các thể chế toàn cầu và khu vực đã góp phần thúc đẩy quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới. Quá trình toàn cầu hoá không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà còn cả trong lĩnh vực sản xuất dịch vụ tài chính đầu tư cũng như các lĩnh vực văn hoá xã hội môi trường với các hình thức đa dạng và mức độ khác nhau. Toàn cầu hoá kinh tế đã và đang mở ra những cơ hội và tạo điều kiện cho các dân tộc trên thế giới khai thác tối đa những lợi thế so sánh của mình để tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đồng thời quá trình toàn cầu hoá kinh tế cũng đặt mỗi quốc gia dân tộc trước sức ép cạnh tranh và những thách thức gay gắt nhất là đối với các nước đang phát triển. Vì thế để không bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển các nước đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung đó và tăng cường sức cạnh tranh kinh tế . Hơn lúc nào hết quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là sự quan tâm của mỗi quốc gia mỗi tổ chức mà còn đối với mỗi cá nhân chúng ta. Chúng ta đã trải qua 17 năm thực hiện đường lối mở cửa đổi mới và hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Với phương châm đa dạng hoá đa phương hoá quan hệ và sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển. Việt Nam đã thiết lập các quan hệ thương mại đầu tư dịch vụ và khoa học kỹ thuật với tất cả các nước tích cực tham gia vào các tổ chức diễn đàn kinh tế thế giới và khu vực. Vì vậy vấn đề nâng cao khả năng hội nhập của nền kinh tế nước ta hiện nay đang là vấn đề lý luận và thực tiễn nóng bỏng. Có rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu và các chuyên gia đầu ngành trong nước và ngoài nước đề cập đến vấn đề này. Đây là vấn đề rộng lớn và 1 phức tạp có cả những nhận thức và quan điểm khác nhau thậm chí đối lập nhau. Thông qua