Tham khảo tài liệu 'triệu chứng học bệnh động mạch ngoại vi', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Triệu chứng học bệnh động mạch ngoại vi 2. Triệu chứng học . vết thương động mạch vết thương động mạch có thể là vết thương xuyên do các vật nhọn đạn mảnh đầu xương gãy. hoặc giập vỡ do va đập quệt. . Động mạch có thể bị đứt đôi giập nát hoặc chỉ bị đứt rách ở một bên thành. Thăm khám triệu chứng vết thương động mạch thường là một thăm khám cấp cứu cần phải tiến hành nhanh chóng tuần tự và chính xác. . Tình trạng tại chỗ vết thương Vị trí vết thương - Quan sát kỹ lỗ vào và lỗ ra của vết thương nếu là vết thương chột thì cần hỏi kỹ về cơ chế và tư thế bệnh nhân khi bị thương để xác định vị trí động mạch có thể bị tổn thương. - Có khi phải chụp X quang để xác định vị trí dị vật mảnh đạn. trong vết thương hoặc vị trí và hình thái gãy xương nhằm đánh giá vị trí động mạch có khả năng bị tổn thương. Miệng vết thương - Thường có máu đỏ tươi chảy ra mạnh có khi thành tia. - Nhiều trường hợp dị vật gây vết thương vẫn nằm tại chỗ và có tác dụng bịt tạm thời lỗ vết thương lại. Cần thận trọng khi quyết định rút bỏ dị vật ra vì có thể gây chảy máu rất dữ dội qua vết thương. Phần mềm quanh vùng vết thương - Thường căng nề nhanh chóng nhất là khi miệng vết thương bị bịt lại làm cho máu chảy ra tụ lại trong tổ chức quanh vết thương. - Có khi máu chảy ra tạo nên một bọc máu tụ khám thấy khối máu tụ này nổi căng dưới da đập nẩy theo nhịp mạch và nghe có tiếng thổi tâm thu. . Vùng chi phía ngoại vi của động mạch bị tổn thương Thường có triệu chứng thiếu máu cấp tính da xanh nhợt lạnh mất cảm giác phù nề tăng dần. Cử động của chi bị hạn chế và có cảm giác đau nhức liên tục trong chi. Mạch ngoại vi mất hoặc đập yếu hơn so với bên lành. Có thể có các triệu chứng tổn thương các dây thần kinh đi cùng với các mạch máu của chi bị thương. Có thể gặp hội chứng chèn ép khoang xảy ra với các vết thương động mạch trong đó máu chảy ra bị tụ lại với khối lượng lớn trong các khoang cân cơ gây chèn ép nặng nề cả mạch máu và thần kinh của chi thể đó tạo nên hiện tượng garo trong làm .