Bắt đầu từ năm học 2008-2009, bài thơ " Đàn ghi-ta của Lor-ca" của nhà thơ Thanh Thảo được chính thức đưa vào chương trình ngữ văn lớp 12. Để giúp các thầy cô giáo và học sinh lớp 12 có điều kiện hiểu thêm về nhà thơ Lor-ca và sáng tác thơ của Ông, cũng như hiểu thêm bài thơ viết về Lor-ca của Thanh Thảo, xin giới thiệu một bài viết của nhà thơ Thanh Thảo về Lor-ca và về xuất xứ của bài thơ "Đàn ghi-ta của Lor-ca". . | dan ghita cua lỏca Bắt đầu từ năm học 2008-2009 bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca của nhà thơ Thanh Thảo được chính thức đưa vào chương trình ngữ văn lớp 12. Để giúp các thầy cô giáo và học sinh lớp 12 có điều kiện hiểu thêm về nhà thơ Lor-ca và sáng tác thơ của Ông cũng như hiểu thêm bài thơ viết về Lor-ca của Thanh Thảo xin giới thiệu một bài viết của nhà thơ Thanh Thảo về Lor-ca và về xuất xứ của bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca . Tôi không muốn nhìn thấy máu Que no quiero verla Lorca đã thảng thốt kêu lên trong một bài thơ định mệnh của mình bài Bi ca cho Ignacio Sanchez Mejias . Nhưng máu đã chảy tràn chỉ một năm sau khi bài thơ tuyệt tác này ra đời và máu đó chính của Lorca. Nhà thơ đã không nhìn thấy máu mình chảy tràn trên đất Tây Ban Nha. Nhưng toàn thế giới đã thấy và đã kêu nghẹn lên câu thơ Tôi không muốn nhìn thấy máu . Linh cảm về một cái chết được báo trước luôn ám ảnh Lorca và chính nó đã trở thành một trong những động lực lớn nhất của thơ ông. Tình yêu sự chết và cái đẹp là ba nỗi ám ảnh lớn trong thơ Lorca nó hoán đổi nhau cái này là tiền đề cho cái kia kết thành một vòng tròn vĩnh hằng. Lorca đã chấp nhận và tôn vinh sự chết như đã chấp nhận và tôn vinh tình yêu cái đẹp vì ông đã thấy trong cái đẹp có sự chết cũng như trong cái chết có tình yêu. Trong bài thơ Bài ca mộng du khi hai người bạn mê man trèo lên lan can cao tít lan can của vầng trăng - nơi nước gieo vang dội họ trèo lên và để lại phía sau những vệt máu vệt nước mắt để lại phía sau cả cuộc đời họ để đi tới tận cùng khát vọng của mình tình yêu của mình cái đẹp của đời và cái chết .