Nghề thủ công truyền thống Việt Nam có lịch sử phát triển hàng nghìn năm. Bàn tay tài hoa của cha ông ta đã ghi dấu ấn trên tất cả các di tích lịch sử, văn hóa qua các triều đại. Cuộc khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) đã phát hiện rất nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm ra cách đây nghìn năm với nghệ thuật tinh xảo tuyệt vời. Hiện nay, nước ta có hàng trăm loại sản phẩm thủ công khác nhau, trong đó nhiều sản phẩm có lịch sử phát triển hàng trăm năm | Bàn tay tài hoa của người thợ Chàng Sơn còn được lưu dấu rất nhiều trên những công trình của Việt Nam như: Kiến trúc gỗ chùa Tây Phương và 18 pho tượng La Hán, di tích Bác Hồ (Nam Đàn, Nghệ An), 1 số công trình ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, cung đình Huế, chùa Liên Hà (Thanh Trì) Người thợ Chàng Sơn không chỉ khéo léo tài hoa mà còn là những con người rất tâm huyết, đam mê với nghề. Mỗi một sản phẩm khi đưa ra thị trường không phải chỉ tốn những giọt mồ hôi mà còn là những ưu tư, trăn trở sao cho sản phẩm của mình luôn được bền đẹp. Chính vì mục tiêu đó mà người thợ Chàng Sơn rất chú trọng đến nguyên liệu để tạo ra sản phẩm, mà nguyên liệu chủ yếu là gỗ. Qua năm tháng và những trải nghiệm thì ba loại gỗ được ưu tiên sử dụng là lim, gụ, vàng tam Ngoài đồ thờ và tượng phật thì được người dân trân trọng sử dụng loại gỗ mít vì theo quan niệm truyền tụng trong dân gian là loại gỗ “thiêng” rất thích hợp cho việc đóng đồ thờ cúng. Được tận mắt chiêm ngưỡng những bức tượng hay đồ gỗ do người Chàng Sơn làm ra mới thấy được hết nét đẹp tinh tế, giản dị. Một làng nghề đã có từ rất lâu đời, trong tiềm thức của người dân nơi đây luôn hiện hữu những tác phẩm điêu khắc, tạc tượng Thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước để làm nhiệm vụ gìn giữ, phát huy giá trị làng nghề đích thực.