Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ kết thúc với sự thất bại của Âu Lạc, An Dương Vương đi vào lòng biển, Mị Châu, Trọng Thuỷ phải chết. Tuy kết thúc có phần đau đớn song câu chuyện không vì thế mà quá bi thương bởi trong sâu thẳm vẫn sáng lên niềm tin, chất nhân văn sâu sắc qua hình ảnh “ngọc trai - giếng nước”. Chúng ta có thể thấy rằng “ngọc trai - giếng nước” vừa là hình ảnh có giá trị thẩm mĩ cao, vừa là một tình tiết đắt xét về phương diện tổ chức cốt truyện. . | Phân tích ý nghĩa của hình ảnh ngọc trai-giếng nước trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ kết thúc với sự thất bại của Âu Lạc An Dương Vương đi vào lòng biển Mị Châu Trọng Thuỷ phải chết. Tuy kết thúc có phần đau đớn song câu chuyện không vì thế mà quá bi thương bởi trong sâu thẳm vẫn sáng lên niềm tin chất nhân văn sâu sắc qua hình ảnh ngọc trai - giếng nước . Chúng ta có thể thấy rằng ngọc trai - giếng nước vừa là hình ảnh có giá trị thẩm mĩ cao vừa là một tình tiết đắt xét về phương diện tổ chức cốt truyện. Nó là sự kết thúc duy nhất hợp lí cho số phận của đôi trai gái Mị Châu Trọng Thủy cùng với sự thể hiện tư tưởng tình cảm cách đánh giá của nhân dân đối với bi kịch tình yêu này nói chung nhân vật Mị Châu nói riêng. Nàng Mị Châu bởi nhẹ dạ cả tin làm nên nổi cơ đồ đắm biển sâu . Nàng đã phải nhận lấy cái chết cho danh nghĩa một kẻ bất hiếu phản nghịch. Nhưng sâu xa tác giả dân gian đã thấu hiểu nỗi lòng một người con gái ngây thơ trong trắng vì tình yêu đã vô tình gây nên tội mà đã cho nàng được hoá thành những viên ngọc trai. Những viên ngọc trai lấp lánh như đáp lại lời cầu nguyện của nàng trước khi vua cha chém đầu. Nàng không phải là người có lòng phản nghịch muốn hại cha nàng là người có lòng trung hiếu nhưng vô tình bị người ta lừa dối. Những viên ngọc ấy ẩn sâu trong lớp vỏ trai dưới làn nước đầy bụi bẩn vẫn thanh lọc để sáng lên như chính tâm hồn .