Paul Anthony Samuelson sinh 1915 tại Gary, bang Indiana, Mỹ. Học tại Harvard. Năm 1940 là giáo sư tại MIT. Năm 1970 ông được nhận giải Nobel về kinh tế vì những công lao của ông trong việc dùng toán học để diễn đạt các quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường. | Câu 8: Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp của . Samuelson Paul Anthony Samuelson sinh 1915 tại Gary, bang Indiana, Mỹ. Học tại Harvard. Năm 1940 là giáo sư tại MIT. Năm 1970 ông được nhận giải Nobel về kinh tế vì những công lao của ông trong việc dùng toán học để diễn đạt các quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường. chủ trương phát triển kinh tế phải dựa vào cả “bàn tay vô hình” của chủ nghĩa tự do và “bàn tay nhà nước” của chủ nghĩa điều tiết, nghĩa là kết hợp cơ chế thị trường với cơ chế điều tiết của nhà nước. _ Thị trường và cơ chế thị trường: + Thị trường là quá trình mà thông qua đó người bán, người mua cọ xát lẫn nhau để xác định giá cả và khối lượng sản phẩm cần sản xuất. + Cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó, cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định ba vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế là: sản xuất cái gì, như thế nào, cho ai. Cơ chế thị trường là một trật tự kinh tế. + Nói tới thị trường là nói tới cung cầu hàng hóa và các quy luật cung cầu hàng hóa. + Nền kinh tế thị trường chịu sự điều khiển của người tiêu dùng và kĩ thuật. người tiêu dùng thống trị thị trường vì họ tiêu dùng các hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất ra, đồng thời chịu sự hạn chế của kĩ thuật. Thị trường đóng vai trò môi giới trung gian hòa giải sở thích người tiêu dùng và hạn chế của kĩ thuật. + Lợi nhuận đóng vai trò là động lực chi phối hoạt động của người kinh doanh. Môi trường cạnh tranh là môi trường chủ yếu của kinh tế thị trường. + Kinh tế thị trường cũng có những khuyết tật và cần các tác động của chính phủ. _ Vai trò kinh tế của nhà nước + Thiết lập khuôn khổ pháp luật. + Sửa chữa những thất bại của thị trường để thị trường hoạt động có hiệu quả( quy định về tài sản, hợp đồng, quan hệ kinh tế, ) + Đảm bảo sự công bằng( thuế, phúc lợi, ) + Ổn định kinh tế vĩ mô( ổn định tổng cung, tổng cầu, việc làm, tiền tệ, ) + Chính phủ sử dụng các công cụ là thuế, các khoản chi tiêu của ngân sách và các quy định hay kiểm soát của chính phủ( chống độc quyền, cạnh tranh hiệu quả, ) + Tuy nhiên, nhiều khi các giải pháp chính phủ đưa ra là không đúng, vì vậy, “bàn tay nhà nước” cũng có khuyết tật. Do vậy, phải kết hợp cơ chế thị trường và vai trò điều tiết kinh tế của chính phủ thành nền kinh tế hỗn hợp.