Kể từ khi Pháp lệnh về Ngân hàng ra đời (năm 1990), hệ thống Ngân hàng thương mại Việt nam đã đổi mới một cách căn bản về mô hình tổ chức và hoạt động. Các nghiệp vụ và dịch vụ Ngân hàng thương mại hiện đại đã được mở rộng và phát triển nhanh chóng, trong đó có nghiệp vụ Thanh toán quốc một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày càng chứng tỏ vị trí và vai trò quan. | Các doanh nghiệp cần củng cố, nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và thanh toán quốc tế. Doanh nghiệp nên bố trí đội ngũ cán bộ thông thạo nghiệp vụ ngoại thương, trình độ pháp lý trong thương mại quốc tế làm công tác xuất nhập khẩu. Cụ thể, phải nắm vững nội dung chủ yếu của UCP và các thông lệ quốc tế khác để hiểu rằng hợp đồng ngoại thương và Thư tín dụng, chứng từ và hàng hoá là độc lập với nhau. Việc nâng cao kỹ năng trong việc lập chứng từ và kiểm tra nội dung Thư tín dụng là hết sức quan trọng. Các doanh nghiệp nên chủ động nắm bắt thời cơ, thận trọng khi đàm phán ký kết hợp đồng sao cho hợp đồng phải cụ thể, chính xác, rõ ràng, đầy đủ các điều khoản, nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên, phạm vi và đối tượng xử lý khi có tranh chấp xảy ra, tránh những từ ngữ mập mờ, khó hiểu, gây bất lợi sau này. Để làm được điều này, các doanh nghiệp nên thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp huấn luyện về xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế do các trường Đại học, các ngân hàng thương mại tổ chức. Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp nên có một bộ phận pháp chế hoặc sử dụng tư vấn pháp lý để tránh được các bất đồng hoặc tranh chấp có thể xảy ra trong kinh doanh và trong thanh toán.