Người xưa làm thơ viết văn thường sử dụng điển cố, điển tích. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng sử dụng nhiều điển cố. Vậy Nguyễn Du sử dụng điển cố như thế nào? Điển cố trong Truyện Kiều thường được lấy ở nhiều nguồn. | Nguyễn Du dùng điển cố trong Truyện Kiều Người xưa làm thơ viết văn thường sử dụng điển cố điển tích. Trong Truyện Kiều Nguyễn Du cũng sử dụng nhiều điển cố. Vậy Nguyễn Du sử dụng điển cố như thế nào Điển cố trong Truyện Kiều thường được lấy ở nhiều nguồn. Nhưng đậm đặc hơn cả vẫn là trong lịch sử và văn học Trung Quốc. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du các điển cố ấy trở nên sinh động và hàm súc. Trong cảnh đoàn viên ở màn Tái hồi Kim - Kiều cuối Truyện Kiều Kim - Kiều gặp nhau sau 15 năm lưu lạc trong tiệc hoa sum vầy mà mọi người đều mừng mừng tủi tủi tàng tàng chén cúc dở say đó Thúy Vân đã đứng lên giãi bày Trước kia anh và chị hai bên gặp gỡ một lời kết giao trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai trải qua tai biến bây giờ gặp lại tuy không được như xưa nữa và dù chị đã lớn tuổi nhưng việc lấy chồng nay vẫn còn kịp. Và Thúy Vân đã khuyên Quả mai ba bảy đương vừa Đào non sớm liệu xe tơ kịp thời Nói quả mai ba bảy tức là lấy ý từ Kinh Thi. Bài Phiếu hữu mai có đoạn Phiếu hữu mai kỳ thực thất hề- Phiếu hữu mai kỳ thực tam hề- Cầu ngã thứ sĩ- Đãi kỳ kim hề . Nghĩa là cây mai đã có quả rụng nói quả là ngụ ý chỉ người con gái mười phần còn bảy. Những chàng trai lành ai người muốn lấy ta nên tìm ngày tốt mà làm .