Cứ mỗi lần đọc bài thơ Sóng, tôi lại nhớ đến nhà thơ Xuân Quỳnh với cái cảm giác mình đang đứng trước biển. Biển mênh mông vô tận, ào ạt, đắm say, “dữ dội và dịu êm” như tâm hồn nồng nhiệt khát khao tình yêu cháy bỏng của thi sĩ. | Phân tích bài sóng Cứ mỗi lần đọc bài thơ Sóng tôi lại nhớ đến nhà thơ Xuân Quỳnh với cái cảm giác mình đang đứng trước biển. Biển mênh mông vô tận ào ạt đắm say dữ dội và dịu êm như tâm hồn nồng nhiệt khát khao tình yêu cháy bỏng của thi sĩ. Đoá quỳnh mùa xuân mê đắm và ngạt ngào hương sắc ấy đã toả sáng hết mình để rồi một ngày thu đẹp giữa mùa trăng chị vĩnh viễn đi vào cõi tình yêu bất tử. Nhưng những vần thơ của chị sẽ mãi mãi còn nổi sóng. Với bài thơ Sóng Xuân Quỳnh viết năm 1967 in trong tập Hoa dọc chiến hào 1968 được nhều người tiếp cận từ các góc độ khác nhau có người chú ý đến hình tượng song đôi sóng và em có người lại cảm nhận âm điệu dạt dào như sóng vang ngân trong suốt bài thơ. Và có người lại tìm hiểu lời tự bạch và lời tự hát của một trái tim phụ nữ đắm say khao khát tình yêu. Nhưng thơ Xuân Quỳnh hay không chỉ nhờ âm điệu sự cấu tứ hình tượng hình ảnh và ngôn ngữ thơ đặc sắc. Cái độc đáo trong thơ chị là sự giản dị chân thành nỗi cháy bỏng đam mê thẳm sâu. Bài thơ có nhan đề Sóng rất ngắn gọn giản dị nhưng hàm ẩn gợi mở. Người đọc có thể tuỳ theo lứa tuổi sự từng trải óc tưởng tượng của mình để cảm hiêể chủ đề bài thơ ẩn chứa sau cái tên giản dị ấy. Sóng có thể là sóng biển sóng lòng sóng tình hay khát vọng dâng trào. Sóng với tính chất mãnh liệt trào dâng và âm vang trẻ trung muôn đời của nó từ xưa đến nay luôn có mặt trong thi ca nhân .