VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 7. KHÁI QUÁT VĂN HỌC HIỆN ĐẠI ẤN ĐỘ

Sau khi thực dân Anh tiến hành xâm lược và đặt ách thống trị trên đất nước Ấn Độ , khoảng từ đầu thế kỉ XIX trở đi nền văn học hiện đại Ấn Độ có những chuyển biến sâu sắc . Cùng với các mặt chính trị , kinh tế , văn hoá Ấn Độ có những biến đổi quan trọng . Thực dân Anh lập ra những trường trung học và một số đại học dạy theo chương trình Châu Âu , lấy tiếng Anh làm chuyên ngữ , nhằm mục đích đào tạo lớp người bản. | CHƯƠNG VII - KHÁI QUÁT VĂN HỌC HIỆN ĐẠI ẤN ĐỘ Sau khi thực dân Anh tiến hành xâm lược và đặt ách thống trị trên đất nước Ân Độ khoảng từ đầu thế kỉ XIX trở đi nền văn học hiện đại Ân Độ có những chuyển biến sâu sắc . Cùng với các mặt chính trị kinh tế văn hoá Ân Độ có những biến đổi quan trọng . Thực dân Anh lập ra những trường trung học và một số đại học dạy theo chương trình Châu Âu lấy tiếng Anh làm chuyên ngữ nhằm mục đích đào tạo lớp người bản xứ làm tay sai cho họ . Nền văn hoá Phương Tây và văn hoá Anh đã có điều kiện thâm nhập vào nền văn hoá cổ truyền phức tạp Ân Độ . Tầng lớp thượng lưu và trí thức trẻ Ân Độ tiếp thu những trào lưu tư tưởng và văn học Phương Tây và Anh . Công nghiệp in ấn phát triển ở Ân Độ lúc đầu in chữ Anh sau đó in chữ Phạn Sanskrit và các chữ dân tộc Ân khác. Một số báo chí đã hoạt động là phương tiện ngôn luận đại chúng tạo đà và triển khai một nền văn học mới . Sự chuyển biến đầu tiên của nên văn học hiện đại Ân Độ bắt đầu từ một phong trào cải cách đạo Hindu mà thủ lĩnh là Ram Mohan Ray 1772-1833 - người cha đẻ về tinh thần của đất nước Ân Độ mới . Ông là một trí thức uyên bác hiểu sâu sắc cả nền văn hoá truyền thống Ân Độ và cả văn hoá Phương Tây thông thạo tiếng phạn Ba Tư Arập và tiếng Anh . Mohan Ray đã bảo vệ và cách tân đạo Hindu gạn lọc các giá trị truyền thống của tôn giáo này loại trừ các hủ tục tệ lậu tiếp thu và hỗn dung nó với những tinh hoa văn hoá Phương Tây đậm tính duy lý . Về văn học và ngôn ngữ ông dịch các bộ kinh Vedanta và Upanisad ra tiếng Bengali chủ trương phổ viến văn xuôi vốn đang bị hạn chế . Mohan Ray chính là người đặt nền móng cho nền văn học mới Ân Độ về mặt tư tưởng. Sau giai đoạn chuyển tiếp khoảng nửa thế kỷ nền văn học Ân Độ mới có những bước tiến lớn lao vào cuối thế kỷ XIX . Văn xuôi ngày càng phát triển . Các tiếng dân tộc địa phương cũng góp mặt vào văn học. Xứ Bengal trở thành trung tâm lớn và tiếng Bengali đi đầu trong các phong trào văn học . Đây cũng là vùng chịu ảnh hưởng văn hoá Phương

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.