Trong nền văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam thì mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có nét văn hóa riêng rất độc đáo, đa dạng và phong phú. Nam bộ tuy là vùng đất tổ tiên ta mới khai phá lập nghiệp hơn 300 năm, nhưng văn hóa của nông thôn Nam bộ bắt nguồn từ nền văn hóa chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam có hơn 4000 năm lịch sử. | Nhưng nổi bật hơn trong tính hoang dã này chính là môi trường của việc ăn uống, người Nam Bộ thường có thói quen chế biến món ăn và ăn ngay tại chỗ , nên tính hoang dã ở đây thể hiện ở việc các món ăn gắn với không gian của một khoảng vườn, mảnh ruộng , bờ ao. Món cá lóc nướng trui là một minh chứng cho điều này , hoặc một nồi canh chua cá lóc được nấu ngay sau buổi tát đìa cũng thể hiện điều đó . Bởi vì , mọi thứ đều là cây nhà lá vườn, tát đìa xong người ta dựa những con cá lóc to đem nấu canh chua. Mọi thứ như bạc hà , cà chua , ớt đều có sẵn gần đó không phải ra chợ mua. Khi chín chỉ chặt lá chuối tươi để lót nồi và làm dĩa đựng cá , thêm một chén muối ớt để chấm cá là đã có được một món canh chua cá lóc của một gia đình Nam Bộ giữa một đồng ruộng mênh mông. Món cào cào rang cũng đặc biệt , bởi vùng này nhiều cào cào đến độ chỉ cần cầm túi ra bắt một tí là được một buổi ăn của gia đình , bắt cào cào đem về lặt chân, móc ruột cho vào chảo rang vơi xã ớt , ít gia vị là xong một món khoái khẩu . Nhưng cũng có những món ăn hoang dã ở Nam Bộ dù chưa hẳn là ngon nhưng cũng phần do lạ mà hấp dẫn . Mà Nam Bộ là nơi “đất lành chim đậu” nhờ mưa thuận gió hòa mà nới đây càng trừu phú phồn thịnh: