TÌM HIỂU VỀ CẢM CÚM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG ĐIỀU TRỊ

Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Influenza gây nên. | CẢM CÚM BS :LÊ DUY BẮC Mục tiêu học tập: Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng bệnh cúm. Trình bày được phương pháp điều trị và phòng bệnh cúm. 1. Định nghĩa: Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Influenza gây nên. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp, dễ gây thành dịch lớn. Biểu hiện lâm sàng là sốt, đau nhức mỏi các cơ, viêm cấp tính đường hô hấp trên. 2. Mầm bệnh: Virus Influenra thuộc họ Orthomyxovirus, hình cầu có 3 nhóm A, B, C, virus cúm khác nhau về tính chất kháng nguyên, nên không có miễn dịch chéo. Virus cúm A còn có khả năng gây bệnh ở gia cầm (các tupe có cấu trúc H1 – H15 và N1 – N19). Virus cúm H5N1 chủ yếu gây bệnh ở gia cầm ngẫu nhiên lây sang người với thể bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao. 3. Dịch tễ. Nguồn bệnh: Người bệnh và người mang mầm bệnh không triệu chứng. Một số loại động vật đặc biệt là các loại gia cầm Đường lây: lây truyền theo đường hô hấp, thông qua trung gian truyền bệnh là không khí có ô nhiễm mầm bệnh cúm khi hít thở tự nhiên. Dịch cúm: | CẢM CÚM BS :LÊ DUY BẮC Mục tiêu học tập: Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng bệnh cúm. Trình bày được phương pháp điều trị và phòng bệnh cúm. 1. Định nghĩa: Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Influenza gây nên. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp, dễ gây thành dịch lớn. Biểu hiện lâm sàng là sốt, đau nhức mỏi các cơ, viêm cấp tính đường hô hấp trên. 2. Mầm bệnh: Virus Influenra thuộc họ Orthomyxovirus, hình cầu có 3 nhóm A, B, C, virus cúm khác nhau về tính chất kháng nguyên, nên không có miễn dịch chéo. Virus cúm A còn có khả năng gây bệnh ở gia cầm (các tupe có cấu trúc H1 – H15 và N1 – N19). Virus cúm H5N1 chủ yếu gây bệnh ở gia cầm ngẫu nhiên lây sang người với thể bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao. 3. Dịch tễ. Nguồn bệnh: Người bệnh và người mang mầm bệnh không triệu chứng. Một số loại động vật đặc biệt là các loại gia cầm Đường lây: lây truyền theo đường hô hấp, thông qua trung gian truyền bệnh là không khí có ô nhiễm mầm bệnh cúm khi hít thở tự nhiên. Dịch cúm: xảy ra nhiều vào dịp thời tiết giao mùa, đặc biệt là mùa lạnh, virus cúm A gây dịch lớn và vừa; virus cúm B, C gây dịch nhỏ hoặc lẻ. 4. Triệu chứng lâm sàng: kỳ ủ bệnh: 1- 3 ngày. kỳ khởi phát: Sốt cao đột ngột 39ºC- 40ºC kèm theo có ớn lạnh, người mệt mỏi, nhức đầu, đau mình, ho khan. kỳ toàn phát: Hội chứng nhiễm khuẩn: sốt cao 39-40ºC liên tục, mặt đỏ bừng, môi khô, lưỡi trắng, biếng ăn, tiểu ít, mệt lả. Hội chứng đau: nhức đầu liên tục, gia tăng khi sốt cao hoặc ho gắng sức thường đau ở vùng trán, hốc mắt, đau cơ toàn thân, nhất là ở vùng ngực, thắt lưng, dọc cột sống, chi dưới. kỳ toàn phát: Hội chứng hô hấp: Hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, cảm giác khô và rát họng, ho khan, khàn tiếng. Nếu có bội nhiễm xuất hiện triệu chứng viêm phế quản cấp, viêm phổi như ho, khó thở, khạc đờm. kỳ lui bệnh: Sau 2-5 ngày sốt giảm dần và hết, ho và đau ngực giảm chậm hơn. 5. Biến chứng: Bội nhiễm hay gặp ở người già, trẻ nhỏ, người suy dinh dưỡng: Viêm xoang trán, Viêm tai giữa, Viêm phế quản, phế viêm 6. Điều trị: Nghỉ ngơi. Giảm đau, hạ sốt Thuốc kháng Histamin Thuốc giảm ho. Bù nước và điện giải Chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm. 7. Dự phòng: Phát hiện sớm cách ly người bệnh. Tránh tiếp xúc, tránh tụ tập đông người khi đang có dịch. Vệ sinh răng miệng tốt, đeo khẩu trang, tăng sức đề kháng của cơ thể. Uống phòng bằng Amantadin 5 ngày. Dùng vacxin phòng cúm. Câu hỏi ôn tập: Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng Trình bày được phương pháp điều trị và phòng bệnh cúm? Cảm ơn sự theo dõi của các bạn

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.