Luận văn: CÔNG TÁC XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Hoạt động cho vay luôn là một trong những hoạt động cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hang. Đối với hầu hết các ngân hàng ,khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ ½ đến 2/3 nguồn thu của ngân hang. Đồng thời ,rủi ro trong hoạt động ngân hang có xu hướng tập trung vào danh mục các khoản cho trạng khó khăn về tài chính của một ngân hang thường phát sinh từ các khoản. | Trong quá trình xử lý tài sản, việc khách hàng vay tự nguyện bán tài sản thế chấp trả nợ ngân hàng hay việc khách hàng vay phối hợp cùng Ngân hàng để tạo điều kiện cho Ngân hàng xử lý tài sản là rất ít. Rất nhiều trường hợp khi không trả được nợ vay, khách hàng hoặc người bảo lãnh không hợp tác với Ngân hàng, cố tình cản trở việc phát mại tài sản, mặc dù đã có sự thoả thuận giữa khách hàng vay đối với Ngân hàng về phương thức xử lý tài sản thế chấp trong hợp đồng tín dụng. Do vậy, khi Ngân hàng muốn phát mại tài sản để thu hồi vốn thì buộc phải khởi kiện lên toà và sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì mới được phát mại. Thậm chí có trường hợp mặc dù bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng việc phát mại gặp rất nhiều khó khăn và cản trở do khách hàng chống đối và không chịu thi hành theo phán quyết của toà. Một số khách hàng khi không trả được nợ đã trốn khỏi nơi cư trú nên Ngân hàng không thể khởi kiện ra toà do không tìm được con nợ. Một số khách hàng vay lại vi phạm pháp luật nên đã bị phạt tù trong các vụ án khác, trong khi nhiều hồ sơ thế chấp nhà đất chưa đủ hồ sơ pháp lý hoàn chỉnh để tiến hành phát mại.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.