Tham khảo luận văn - đề án lút vích phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển đức , luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Về tôn giáo, Ăng-ghen cho rằng tôn giáo là hình thái ý thức xã hội xa đời sống vật chất hơn cả và hình như nó xa lạ với đời sống vật chất. Nhưng thực ra xét đến cùng, tôn giáo cũng như các hình thái ý thức xã hội khác đều gắn liền với những điều kiện sinh hoaạtvật chất của con người. Để làm rõ luận điểm ấy, Ăng-ghen chỉ ra sự phát triển của tôn giáo có nguồn gốc ban đầu nguyên thuỷ của nó “từ những khái niệm hết sức sai lầm, nguyên thuỷ của con người về bản chất của chính họ và về giới tự nhiên bên ngoài xung quanh họ”. Khi xem xét tồn giáo phát triển từ tôn giáo dân tộc thành tôn giáo thế giới, đạo Cơ đốc phát triển từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến, sự ra đời của giai cấp tư sản gắn liền với cải cách tôn giáo, đạo Tin lành ra đời đối lập với đạo Thiên chúa phong kiến, Ăng-ghen đi đến kết luận: “Tôn giáo, một khi đã hình thành, luôn luôn chứa đựng một chất liệu truyền thống, cũng như trong tất cả các lĩnh vực tư tưởng, truyền thống là một lực lượng bảo thủ lớn. Song những sự biến đổi xảy ra trong chất liệu đó, đều nảy sinh ra từ những quan hệ giai cấp, do đó từ những quan hệ kinh tế giữa những người gây ra những sự biến đổi ấy”.