Vốn kinh doanh là một trong số các yếu tố không thể thiếu đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dù dưới hình thức nào thì doanh nghiệp cũng phải có một lượng vốn nhất định. Vấn đề đặt ra là muốn tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp cần có những biện pháp gì để tổ chức quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả | Qua bảng ta thấy vòng quay vốn lưu động giảm dần tương ứng với số ngày một vòng quay cũng giảm dần qua năm 2005, 2006,2007. Năm 2005, quy mô kinh doanh tăng đồng thời môi trường kinh doanh biến động mạnh mẽ (giá thép tăng đột biến tại một số thời điểm rồi giảm mạnh vào những tháng cuối năm) kéo theo những khó khăn trong lưu chuyển vốn. Tuy nhiên, với tốc độ lưu chuyển vốn lưu động giảm từ 4,15 xuống còn 2,31 (năm 2005) và 2,32 (năm 2006) đã tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế, vốn bị ứ đọng ở khâu thanh toán (phải thu lớn)-bị chiếm dụng (phải thu giảm về số tuyệt đối nhưng thời gian thu hồi các khoản phải thu lại tăng từ 53 ngày lên 80 ngày trong năm 2005), và ở khâu dự trữ hàng (tồn kho lớn, trong đó một số loại thép có giá bán thấp hơn giá vốn mua vào)-hàng tồn kho tăng mạnh trong năm 2005 đồng thời vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh từ 9,87 vòng năm 2004 xuống còn 5,79 vòng (năm 2005) và 5,2 vòng (năm 2006) và 8,37 vòng (năm 2007). Như vậy, vòng quay vốn lưu động năm 2005, 2006, ở mức thấp dẫn đến thời gian lưu chuyển vốn dài (một đồng vốn lưu động bỏ ra trung bình năm 2004 chỉ mất 87 ngày để thu hồi, nhưng sang năm 2005, 2006 phải mất lần lượt tới 156, 155 ngày mới thu hồi được. Sang năm 2007, chỉ tiêu này đã được cải thiện hơn (4,05 vòng) cho thấy vốn lưu động luân chuyển nhanh hơn so với các năm trước, đã tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh (doanh thu và lợi nhuận đều tăng)