Tham khảo tài liệu 'điều trị ngoại khoa bệnh co thắt tâm vị', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA BỆNH CO THẮT TÂM VỊ I. ĐẠI CƯƠNG Bệnh co thắt tâm vị còn có nhiều tên gọi khác là co thắt thực quản giãn thực quản không căn nguyên giãn thực quản bẩm sinh co thắt hoành tâm vị. Đặc điểm bệnh lý nổi bật của bệnh co thắt tâm vị là tình trạng rối loạn cơ năng hoạt động của thực quản không rõ căn cuối của thực quản nơi đổ vào dạ dày bị co thắt và hẹp lại còn đoạn trên bị giãn to ra. Trong các bệnh lý thực quản thì bệnh co thắt tâm vị là bệnh hay gặp thứ hai sau bệnh Ung thư thực quản . II. NGUYÊN NHÂN VÀ BỆNH SINH nhân Cho đến nay chưa xác định được nguyên nhân thực sự của bệnh co thắt tâm vị nhưng có nhiều yếu tố liên quan đến sự xuất hiện của bệnh đó là Tuổi thường gặp ở người tuổi trẻ 18-40 tuổi . Giới Nữ giới hay bị bệnh co thắt tâm vị hơn Nam giới. Cơ địa thường gặp ở những bệnh nhân có dạng thần kinh không cân bằng dễ xúc cảm đặc biệt là những người cường hệ phó giao cảm. Chế độ ăn uống hay gặp ở những người có chế độ ăn nhiều Gluxit ít Protit và thiếu Vitamin nhóm B. Yếu tố vật lý thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều có thể làm tình trạng co thắt tâm vị nặng hơn. Các bệnh lý khác trong cơ thể các bệnh nhiễm trùng toàn thân sốt phát ban lao giang mai. các chất độc đối với thần kinh rượu thuốc lá chất hoá học. các rối loạn nội tiết viêm dính quanh thực quản loét tâm vị giảm trương lực hoăc giảm nhu động cơ thực quản. Như vậy có thể thấy co thắt tâm vị không hẳn là một bệnh riêng mà là một tình trạng bệnh lý do những nguyên nhân bẩm sinh hay mắc phải. sinh Cơ chế bệnh sinh được nhiều người công nhận hiện nay là của Hurst và Etzel đề xuất các tác giả này cho rằng bệnh co thắt tâm vị là do rối loạn hoạt động của phần dưới thực thường sau khi nuốt phần trên thực quản đóng lại gây phản xạ mở phần dưới của nó nhờ đó thức ăn đi theo nhu động của thực quản và trọng lượng của nó một cách nhịp nhàng xuống đóng mở này do dây X kiểm soát còn việc điều chỉnh trương lực cơ thực quản là do hệ giao cảm chi