Văn bằng: Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy, riêng đối với đối tượng được quy định tại khoản 4 Điều 6 của Quy định này phải có bằng tốt nghiệp đại học chính quy từ loại khá trở lên. - Thâm niên công tác: Phải có 5 năm kinh nghiệm công tác chuyên môn trở lên đối với các đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy định này. | 60. Đăng ký bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm a. Trình tự thực hiện - Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký bồi dưỡng cho cơ sở bồi dưỡng chậm nhất là 30 ngày trước khi xét tuyển. b. Cách thức thực hiện - Trụ sở cơ quan hành chính. c. Thành phần và số lượng hồ sơ Thành phần hồ sơ bao gồm: - Hồ sơ đăng ký bồi dưỡng do cơ sở bồi dưỡng quy định. Số lượng hồ sơ: Do cơ sở bồi dưỡng quy định. d. Thời hạn giải quyết - Do cơ sở bồi dưỡng quy định. đ. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính - Cơ quan thực hiện: Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính - Cá nhân. g. Mẫu đơn, mẫu tờ khai - Không. h. Phí, lệ phí - Không. i. Kết quả của thủ tục hành chính - Giấy chứng nhận. k. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính - Văn bằng: Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy, riêng đối với đối tượng được quy định tại khoản 4 Điều 6 của Quy định này phải có bằng tốt nghiệp đại học chính quy từ loại khá trở lên. - Thâm niên công tác: Phải có 5 năm kinh nghiệm công tác chuyên môn trở lên đối với các đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy định này. - Có đủ sức khoẻ để học tập và công tác. - Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng hạn theo quy định của cơ sở bồi dưỡng. l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính - Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục. - Quyết định số 31/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/6/2008 ban hành Quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.