Đề thi thử vào lớp 10 chuyên hóa

Tài liệu tham khảo cho các bạn Trung học cơ sở có tư liệu ôn thi tốt đạt kết quả cao vào các trường Trung Học phổ thông | Mã đề: H01/2011 ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 CHUYÊN HÓA Năm học: 2011-2012 Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể phát đề) Câu 1 (2,0 điểm): 1- Từ các chất: pyrit sắt; dung dịch muối ăn; nước và các chất xúc tác thích hợp, hãy viết các phương trình hóa học để điều chế: sắt (III) hidroxit và sắt(II) hidroxit. 2- Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất khí mất nhãn đựng riêng biệt các khí sau đây: CO2, SO2, C2H4, CO Viết các phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng. Câu 2 (2,5 điểm): Hợp chất X là muối cacbonat của kim loại R. Cho 5,22 gam X tác dụng với dung dịch HNO3 ( vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch Y ( chỉ chứa một muối duy nhất) và giải phóng ra hỗn hợp khí Z gồm 0,336 lít NO và V lít khí CO2. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. a) Xác định công thức hóa học của muối cacbonat . Tính V. b) Sục từ từ toàn bộ lượng khí Z vào 200ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,05M và KOH 0,2M thì có thu được kết tủa hay không? bao nhiêu gam? Câu 3 (1,5 điểm): Trộn 6 gam axit axetic với 6,9 gam rượu etylic rồi chia làm 2 phần bàng nhau Phần 1: Hòa tan vào 100 ml nước thì thu được một dung dịch X. Tính nồng độ % của rượu trong X Phần 2: Đun nóng hỗn hợp có mặt H2SO4 đậm đặc với hiệu suất phản ứng este hóa là 80%, sau đó làm lạnh toàn bộ các chất sau phản ứng và tách bỏ xúc tác, cho Na dư vào hỗn hợp này. Tính khối lượng este thu được và thể tích H2 sinh ra ( đktc) Câu 4 ( 2,0 điểm): 1- Cho bột sắt tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng độ 78,4% thu được dung dịch X và giải phóng khí SO2. Biết rằng nồng độ % của Fe2(SO4)3 và axit dư trong dung dịch X bằng nhau). Tính nồng độ % của Fe2(SO4)3 và H2SO4 trong dung dịch X. 2- Trộn 160g dung dịch NaOH a% với 200ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Cho Al có dư vào dung dịch Y thì có 1,68 lít khí ( đktc) thoát ra. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính a. Câu 5 (2,0 điểm): Đốt cháy hoàn toàn 1,344 lít ( đktc) hỗn hợp 3 khí: CnH2n + 2 ; CmH2m ; CkH2k – 2 . Dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình H2SO4 đặc và NaOH dư thì khối lượng các bình tăng lần lượt là 2,52 gam và 7,04 gam. a) Tính % thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp hiđrocacbon, biết thể tích CkH2k – 2 gấp 3 lần thể tích CnH2n + 2. b) Xác định CTPT và viết CTCT có thể có của mỗi hiđrocacbon, biết rằng có 2 hiđrocacbon có số nguyên tử cacbon bằng nhau và bằng ½ số nguyên tử cacbon của hiđrocacbon còn lại. ---------Hết--------- Ghi chú: Học sinh được sử dụng máy tính bỏ túi và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
272    22    1    26-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.