Tràn khí màng phổi được Laennec mô tả từ năm 1819 và đến 1888 thì Galliard mô tả rõ ràng hơn. 1937 Sattler soi lồng ngực thấy bóng khí phế bị vỡ gây tràn khí màng phổi và sau đó người ta thấy các bóng khí, kén khí phổi vỡ vào màng phổi. | TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI I. ĐẠI CƯƠNG VÀ ĐỊNH NGHĨA 1. Đại cương Tràn khí màng phổi được Laennec mô tả từ năm 1819 và đến 1888 thì Galliard mô tả rõ ràng hơn. 1937 Sattler soi lồng ngực thấy bóng khí phế bị vỡ gây tràn khí màng phổi và sau đó người ta thấy các bóng khí kén khí phổi vỡ vào màng phổi. 2. Định nghĩa Tràn khí màng phổi là tình trạng khí lọt vào giữa 2 lá màng phổi làm xẹp phổi có tràn khí màng phổi hoàn toàn và không hoàn toàn. Gồm có Tràn khí màng phổi nguyên phát và tràn khí màng phổi thứ phát. II. DỊCH TỄ HỌC Tràn khí màng phổi tự phát thường gặp ở người trẻ từ 20-30 tuổi tỷ lệ nam 4 1 so với nữ. Theo Salmeron 1995 thì tỷ lệ hàng năm của tràn khí màng phổi là 9 dân tái phát 28 . - Khoảng 20 tràn khí màng phổi là biến chứng của các bệnh nhiễm trùng phổi. - Khoảng 40 tràn khí màng phổi do lao và 40 không rõ nguyên nhân. - 25 tràn khí màng phổi tái phát sau 2 năm 50 tái phát sau 6 năm. - Thường tràn khí màng phổi gặp trong cơn hen nặng. III. NGUYÊN NHÂN Có nhiều nguyên nhân gây tràn khí màng phổi nguyên phát hay thứ phát. 1. Tràn khí màng phổi nguyên phát Thường gặp ở người trẻ và nam nữ 4 lần thường do - Vỡ bóng khí phế. - Viêm phế nang do virus. - Không rõ nguyên nhân Thường xảy ra ở người có tiền sử hút thuốc lá gắng sức ho mạnh stress. 2. Tràn khí màng phổi thứ phát - Lao phổi. - Nhiễm khuẩn phế quản - phổi 20 . - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhất là khí phế thũng. - Trong cơn hen phế quản. - Ung thư phế quản thâm nhập hay di căn màng phổi. - Bệnh phổi kẽ xơ phổi bụi phổi Silic Sarcoidosis. - Các bệnh phổi khác. 3. Tràn khí màng phổi do chấn thương thủ thuật thăm dò - Chấn thương thủng lồng ngực gãy xương sườn làm thủng phổi. - Thủ thuật chọc dò màng phổi sinh thiết màng phổi đặt nội khí quản chấm cứu. - Chọc tĩnh mạch dưới đòn. - Dẫn lưu màng phổi. 4. Vô căn. IV. CƠ CHẾ BỆNH SINH Bình thường áp lực trong khoang màng phổi là âm -3 đến -5 cm H20 khi không khí lọt vào màng phổi thì sẽ làm nhu mô phổi co lại lồng ngực dãn ra nên dung tích sống dung