Tham khảo tài liệu 'lao thận - tiết niệu', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | LAO THẬN - TIẾT NIỆU I. ĐẠI CƯƠNG Lao thận là một bệnh thường gặp là giai đoạn 2 khi cơ thể nhiễm trực khuẩn lao. Hiện nay ở các nước Âu Mỹ và các nước đang phát triển lao phổi cùng với các lao sinh dục tiết niệu có chiều hướng tăng. Lao thận gây tổn thương hai thận có thể bên nặng bên nhẹ nhưng rất ít gặp chỉ lao một bên. Lao thận gặp ở lứa tuổi 20-40 nam nhiều hơn nữ. Trước đây điều trị lao thận bằng ngoại khoa là chính ngày nay nhờ các thuốc chống lao hữu hiệu nên điều trị nội khoa đóng vai trò quan trọng song việc chẩn đoán lao thận vẫn còn khó khăn hoặc bỏ sót hoặc quá lạm dụng. II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH 1. Nguyên nhân Do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis một trong gần 30 loại thuộc chủng Mycobacteria. 2. Cơ chế bệnh sinh - Trực khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp. Ở phế nang trực khuẩn lao bị thực bào. Đại thực bào mang vi khuẩn đến hạch lympho sản sinh ở đấy rồi bị đẩy vào mạch ra của hạch đi vào ống bạch mạch ngực rồi vào máu. Từ đó sẽ gây nhiễm lao ở các cơ quan ngoài phổi đặc biệt là lao xương lao sinh dục tiết niệu. - Trực khuẩn lao xâm nhập vào thận theo đường máu và thường khu trú ở vỏ thận. Do đáp ứng miễn dịch tế bào các củ lao được tạo thành ở cạnh cầu thận ống lượn gần . Trực khuẩn lao tiếp tục sinh sản các tế bào đơn nhân và tổ chức bào tăng lên làm vỡ các củ lao. Trực khuẩn lao sau đó sẽ xâm nhập vào các ống thận và tạo thành củ lao ở tủy thận. Dần dần các củ lao này bị phá hủy hoại tử bã đậu hóa vỡ vào đài bể thận hoặc gây hoại tử núm thận. Trực khuẩn theo bạch mạch niệu quản và nước tiểu xuống bàng quang túi tinh và mào tinh hoàn. - Một số trường hợp bị áp xe bã đậu hóa không đổ vào đài bể thận mà chỉ khu trú ở thận sau đó vôi hóa. - Ở giai đoạn muộn lao thận có thể gây xơ hóa làm hẹp bể thận hẹp tắc niệu quản xơ teo bàng quang. Nặng hơn sẽ bị hủy hoại nhu mô thận thận mất chức năng biểu hiện thận câm trên phim UIV. III. TRIỆU CHỨNG 1. Lâm sàng - Sốt kéo dài sốt về chiều. - Sút cân kém ăn. - Đổ mồ hôi đêm. - Đái