Sỏi thận - tiết niệu là một bệnh lý thường gặp chiếm khoảng 3% dân số các nước phương Tây. Ở Việt Nam chưa có con số thống kê trong dân số. Tại khoa Thận Bệnh viện Bạch Mai, trong 5 năm (1991-1996) có 216/2256 bệnh nhân nằm viện có viêm thận - bể thận do sỏi chiếm tỷ lệ 9,5%. | SỎI THẬN - TIẾT NIỆU Sỏi thận - tiết niệu là một bệnh lý thường gặp chiếm khoảng 3 dân số các nước phương Tây. Ở Việt Nam chưa có con số thống kê trong dân số. Tại khoa Thận Bệnh viện Bạch Mai trong 5 năm 1991-1996 có 216 2256 bệnh nhân nằm viện có viêm thận - bể thận do sỏi chiếm tỷ lệ 9 5 . I. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH Sỏi thận tiết niệu do nhiều nguyên nhân gây nên. Thường do nhiều nguyên nhân cùng phối hợp để tạo sỏi. Cơ chế tạo sỏi cũng tùy từng nguyên nhân mà khác nhau. Những sỏi thường gặp là 1. Sỏi calci chiếm 90 trường hợp. Thường là do nước tiểu quá bão hòa muối calci. Có thể do thiếu giảm citrat niệu. Citrat có tác dụng ức chế kết tinh các muối calci. Khi có toan máu nhiễm khuẩn tiết niệu hạ K máu citrat niệu thường giảm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo sỏi. 2. Sỏi acid uric Do tăng acid uric máu bệnh Gút gây nước tiểu quá bão hòa acid uric và tạo sỏi. Trong điều kiện nước tiểu acid thì acid uric càng dễ kết tinh. 3. Sỏi struvit Nguồn gốc là nhiễm khuẩn tiết niệu. Vi khuẩn tiết ra men urease làm phân hủy urê tạo thành amoniac NH4OH . Amoniac bị phân hủy tạo thành amonium NH4 và OH- gây kiềm hóa nước tiểu. Struvit được tạo thành và trong điều kiện nước tiểu kiềm hóa thì khó hòa tan và tạo sỏi. 4. Sỏi oxalat Nguồn gốc có thể do di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể thường gây loạn dưỡng oxalat. Tăng oxalat niệu tạo điều kiện tạo sỏi oxalat calci ngậm 1 phân tử nước. Sỏi oxalat phối hợp hằng định với lắng đọng calci. 5. Sỏi cystin Do rối loạn vận chuyển cystin ở ống thận và ở niêm mạc ruột nguyên nhân do di truyền gen lặn nằm trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể thứ 14. Sỏi cystin thường đi với một bệnh cảnh bệnh lý ống thận di truyền đa niệu hạ K máu . Trên thực tế lâm sàng sỏi thận tiết niệu thường là sỏi hỗn hợp. Từ một sỏi đầu tiên không có calci sỏi struvit acid uric cystin nhưng sau đó lắng đọng calci. Vì vậy sỏi thận tiết niệu thường là sỏi cản quang. II. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 1. Biểu hiện lâm sàng Biểu hiện lâm sàng